Bệnh viêm mao mạch dị ứng còn được biết với nhiều tên gọi khác như Hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch. Nhiều người thắc mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi với 50% các trường hợp xảy ra trước 5 tuổi và 75% xảy ra trong độ tuổi 3-10, độ lưu hành bệnh trong độ tuổi từ 2-16 khoảng 2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp 2 lần nữ
Các biểu hiện bệnh viêm mao mạch dị ứng
Các biểu hiện hay gặp nhất là nổi ban xuất huyết dưới da dạng chấm và nốt ở mặt gấp của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi… không ngứa.
Ở da: Xuất huyết là triệu chứng đầu tiên gặp trên 50% các trường hợp ở giai đoạn tiến triển, các nốt xuất huyết thường gặp là mặt duỗi tay chân, nhất là quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay; ít gặp ở thân mình, đôi khi ở tai, ống tai, mũi, bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không? Tuy nhiên, các xuất huyết này không ngứa. Các tổn thương là ban xuất huyết do thành mạch có dạng chấm, nốt thường là gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm), có thể có mày đay, bọng nước hoặc bầm máu và ban hoại tử.
Các biểu hiện hay gặp nhất là nổi ban xuất huyết dưới da dạng chấm và nốt ở mặt gấp của cẳng tay
Về đặc điểm lâm sàng, bệnh thường xuất hiện hoặc nặng lên về mùa xuân. Các biểu hiện hay gặp nhất là nổi ban xuất huyết dạng chấm và nốt ở mặt gấp của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi. Triệu chứng còn kèm theo sưng đau khớp, đau bụng, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, viêm cầu thận, đi tiểu ra máu.
Một số biểu hiện hiếm gặp có thể xảy ra khác như viêm cơ tim, viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. Đây là một bệnh hệ thống nên triệu chứng đầu tiên của viêm mao mạch dị ứng xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi đó, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, sau đó là xuất hiện các ban đặc hiệu.
Bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?
Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương khớp: đau khớp, viêm khớp mức độ trung bình, hạn chế cử động; tổn thương thường đối xứng; phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp; tổn thương khớp được điều trị khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể tái phát; không làm biến dạng khớp; tổn thương cơ có thể thấy, sinh thiết cơ có thể phát hiện các tổn thương hoại tử trên một động mạch cơ.
Tổn thương tiêu hoá: Ban đầu bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày hay tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, có biểu hiện nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu kèm theo đau bụng dữ dội. Sau đó có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm:
Ban đầu bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nônn
Biểu hiện xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân có kèm máu người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội.
- Lồng ruột cấp chính là biến chứng trầm trọng nhất ở tổn thương đường tiêu hoá có thể quan sát thấy trong 5% các trường hợp.
- Có thể xảy ra tắc ruột, nhồi máu, hoặc thủng đại tràng, giãn đại tràng.
- Có thể viêm tuỵ cấp.
Tổn thương thận: biểu hiện đái máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu, trường hợp protein niệu kéo dài thường phối hợp với đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu mà không có nhiễm khuẩn... Một số trường hợp trẻ em có hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh: protein niệu số lượng nhiều một cách không ổn định, đái máu và cơ bản là rối loạn chức năng thận.
Bảo Bảo