Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh viêm phế quản co thắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Ngày 23/11/2020
Kích thước chữ

Bệnh viêm phế quản co thắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Viêm phế quản co thắt (hay còn gọi là viêm phế quản thể hen) là bệnh lý xảy ra viêm do nhiễm, từ đó khiến cho đường dẫn khí vào phổi dần bị thu hẹp lại. Bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ hơn người lớn. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản co thắt cũng như những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Viêm phế quản co thắt là gì?

Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Đây là một hệ thống trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành và nhiều nhánh từ lớn đến nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong hệ thống đó lại có hai nhánh lớn nhất là phế quản gốc phải và phế quản trái. Khi các phế quản này bị viêm nhiễm sẽ làm lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản bị tổn thương. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng phù nề ở các tổ chức dưới niêm mạc, co thắt cơ trơn dưới lớp mô và tiết dịch vào ống phế quản gây ra một số triệu chứng phổ biến như ho, khò khè, có đờm… 

Viêm phế quản co thắt (hay còn gọi là viêm phế quản thể hen) là tình trạng xảy ra do lòng phế quản bị thu nhỏ tạm thời khiến các cơ phế quản co thắt bị viêm. Việc các tuyến phế quản bị viêm sẽ làm tăng bài tiết chất nhầy khiến quá trình lưu thông không khí trong phổi bị cản trở. Điều này dẫn đến hậu quả là những cơn ho khạc đờm, khó thở, khò khè, thở rít. 

benh-viem-phe-quan-co-that-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-1

Viêm phế quản co thắt là tình trạng phế quản bị thu nhỏ khiến các cơ phế quản co thắt bị viêm

Nguyên nhân thường gặp của viêm phế quản co thắt

Khi đường dẫn khí bị thu hẹp dần vào phổi do tình trạng viêm nhiễm sẽ gây ra bệnh viêm phế quản co thắt. Hầu như tất cả các đối tượng từ người, già, trẻ em đến người trưởng thành, chỉ cần có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém đều có nguy cơ mắc bệnh lý này. Nhìn chung, có một số những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phế quản co thắt có thể kể đến như: 

  • Do những tác nhân bên ngoài môi trường như lông động vật, môi trường ô nhiễm khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… 
  • Do tác động của thời tiết ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
  • Những người hay bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, người có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa. 
  • Do RSV - một loại virus hợp bào trong hô hấp gây ra vi khuẩn loại bội nhiễm. Những vi khuẩn này sẽ tập trung ở tụ cầu, phế cầu hay liên cầu… chúng thường sẽ ký sinh trong cổ họng, trong mũi và sẽ tấn công hệ miễn dịch khi có cơ hội. 

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm phế quản co thắt

Trên thực tế, những triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt thường khá giống với hen suyễn. Để có thể phân biệt chính xác các triệu chứng này thì người bệnh cần phải gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm lâm sàng nhé! Nhìn chung, người bị viêm phế quản co thắt sẽ có những biểu hiện thường gặp dưới đây: 

  • Ho: Đây là triệu chứng thường gặp khi có tình trạng viêm ở đâu đó trong đường hô hấp. Mặc dù không phải là một triệu chứng đặc hiệu nhưng dựa vào tiếng ho, các nhà lâm sàng có kinh nghiệm có thể đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp. 
  • Khò khè: Đây là triệu chứng đặc trưng do phế quản ngày càng bị thu hẹp do thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản và đờm trong phế quản. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nghẹt mũi. Nếu nghẹt mũi thường sẽ xảy ra vào ban đêm, lúc nằm và tiếng khò khè phát ra gần mũi và miệng. 
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản có thể sẽ có triệu chứng sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt, sốt từng cơn hoặc liên tục. 
  • Viêm long hô hấp trên: Triệu chứng đặc trưng là người bệnh thường sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Tiết đờm: Đây là dịch tiết của đường hô hấp và là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể là màu xanh, vàng hay trắng. Tuy nhiên màu đờm không phải là cách để phân biệt viêm nhiễm do vi khuẩn hay virus. 

benh-viem-phe-quan-co-that-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-2

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm phế quản co thắt

Ngoài những triệu chứng điển hình trên thì còn có một số triệu chứng khác như thở nhanh, khó thở. Tuy nhiên những triệu chứng này thường ít gặp ở những người bị viêm phế quản thông thường và cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như viêm phổi, dị vật đường thở, hen suyễn… 

Biến chứng của viêm phế quản co thắt

Thông thường, sau khoảng 2 - 3 ngày xuất hiện các triệu chứng trên, nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng viêm phế quản co thắt sẽ ngày càng tiến triển nặng lên. Điều này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp hay viêm tai giữa… 

Bên cạnh đó, cần phải phân biệt giữa viêm phế quản co thắt và hen suyễn, đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu bệnh viêm phế quản co thắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng thành hen suyễn. 

benh-viem-phe-quan-co-that-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-3

Biến chứng của viêm phế quản co thắt

Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt

Để phòng ngừa viêm phế quản co thắt, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Thường xuyên đeo khẩu trang che chắn mũi cẩn thận mỗi khi đi ra đường hoặc tiếp xúc trong môi trường khói bụi. 
  • Thường xuyên giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và thoáng khí, thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối đệm trải giường và phơi chúng ở dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn. 
  • Nếu bạn bị dị ứng với lông thú nuôi như chó, mèo… thì nên hạn chế tiếp xúc với chúng
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin C. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, gây dị ứng,…

Hy vọng những chia sẻ về bệnh phế quản co thắt trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Từ đó biết nguyên nhân và triệu chứng cũng như cách phòng ngừa hiểu quả nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Viêm phế quản