Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân phải làm sao? Cách giảm vết bầm tím nhanh chóng

Ngày 31/07/2022
Kích thước chữ

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân đây là tình trạng khá phổ biến, có thể đó là do té ngã hoặc những tổn thương vật lý do tập thể dục. Những va chạm tác động sẽ làm vỡ mạch máu dưới da, tuy vậy cũng có thể là do một số bệnh lý khác.

Trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, chúng ta khó có thể tránh khỏi những trường hợp các vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể. Đa số những vết bầm này thường là lành tính và có thể tự mất đi theo thời gian.

Tuy vậy, cũng có nguy cơ đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị một số bệnh về xương, cơ. Bị bầm tím không rõ nguyên nhân phải làm sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Những ai thường dễ xuất hiện các vết bầm tím?

Tình trạng da xuất hiện các vết bị bầm tím không rõ nguyên nhân có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên có những đối tượng đặc biệt dễ bị bầm tím như:

  • Người cao tuổi: Xảy ra vì cấu trúc bảo vệ của da và mô mỡ bảo vệ mạch máu bị suy yếu theo thời gian.
  • Phụ nữ: Các chị em phụ nữ thường có nguy cơ bị bầm tím cao hơn. Vì họ có làn da mỏng hơn nên vết bầm dễ hình thành hơn.
  • Gen di truyền: Các rối loạn di truyền như Von Willebrand sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dễ dẫn đến tình trạng bầm tím.

Các vết bầm dễ xuất hiện đối với người bị bệnh máu khó đông

Các vết bầm dễ xuất hiện đối với người bị bệnh máu khó đông

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân do đâu, cần cảnh giác

Thông thường, các vết bầm tím do bị té ngã hoặc tập thể dục là điều khá dễ hiểu. Tuy vậy, không ít người trên da xuất hiện nhiều vết bầm, nhất là ở những vùng da mỏng như bắp tay, đùi mà không rõ nguyên nhân. Họ không vận động mạnh, không bị va đập, không dùng thuốc, thậm chí sau khi ngủ dậy liền thấy sự xuất hiện của các vết bầm, đây là lý do:

Thiếu chất dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu một vài loại vitamin, cơ thể cũng có khả năng xuất hiện một vài vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào việc sản xuất hồng cầu, vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và vitamin C có nhiệm vụ thúc đẩy sự hoạt động sản xuất các tế bào. 

Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào việc sản xuất collagen giúp các mao mạch đủ dày để chịu áp lực các dòng máu. Nếu thiếu vitamin B12, C, K, P thì mạch máu sẽ bị yếu, dễ vỡ, từ đó gây ra các vết bầm tím.

bị bầm tím không rõ nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu vitamin

Vitamin P sản xuất collagen tăng khả năng chịu áp lực của dòng máu

Khi nhận thấy mình bị thiếu các loại Vitamin, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn hãy bổ sung các thực phẩm trà xanh, chuối, gan, bí đỏ, rau diếp cá,... vào mỗi bữa ăn. Không nên sử dụng thực phẩm chức năng nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc tây

Sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau cũng có thể gây bị bầm tím không rõ nguyên nhân. Bên cạnh thuốc làm loãng máu, thuốc kháng kết tập tiểu cầu cũng thuộc nhóm thuốc có khả năng gây nên tình trạng da bị tím. 

Thuốc chống kết tập tiểu cầu hoạt động theo cơ chế ngăn tiểu cầu trong máu kết dính với nhau, từ đó giảm khả năng hình thành máu đông, giúp ngăn các bệnh như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Việc này khiến tình trạng chảy máu vì tổn thương mạch mất nhiều thời gian hơn để cầm máu, làm máu rò rỉ nhiều hơn khiến các vết bầm lớn hơn.

Rối loạn chảy máu hoặc bị đông máu

Rối loạn chảy máu như băng huyết, giảm tiểu cầu hoặc thiếu yếu tố V - proaccelerin là protein của hệ thống đông máu có thể gây bầm tím. Hemophilia là tình trạng di truyền, trong đó một người thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím. Đây là tính trạng hiếm gặp chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới.

Bị đông máu dẫn đến tình trạng chảy máu mũi

Bị đông máu dẫn đến tình trạng chảy máu mũi

Tiểu cầu là tế bào giúp máu đông và cầm máu. Những người giảm tiểu cầu miễn dịch có số lượng tiểu cầu thấp, vết bầm tím có thể xuất hiện mà không cần bất kỳ tác động ngoại lực nào.

Thiếu yếu tố V là tình trạng rối loạn chảy máu khá hiếm gặp, các triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hầu hết các trường hợp nghiêm trọng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng phổ biến có thể kể đến như: Máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu mũi, chảy máu ở nướu răng.

Người bị mắc bệnh ung thư

Một số bệnh ung thư liên quan đến máu hoặc tủy xương (bệnh bạch cầu), có thể dẫn đến tình trạng bầm tím. Người bị bệnh bạch cầu có thể bị bầm tím vì cơ thể họ không sản xuất đủ lượng tiểu cầu để có thể cầm máu. Các vết bầm tím do bệnh này có thể xuất hiện ở các vùng bất thường trên cơ thể

Người mắc bệnh về máu

Giảm tiểu cầu là tình trạng lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn mức bình thường do tủy không tạo ra đủ lượng tiểu cầu, cơ thể tự phá hủy tiểu cầu hoặc lá lách chứa quá nhiều tiểu cầu. Chảy máu bên ngoài là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này và biểu hiện bằng các ban xuất huyết. Đây là các vết bầm có máu tím, màu nâu hoặc đỏ bầm.

Bị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu

Bị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu

Mất cân bằng nội tiết tố

Một trong các nguyên nhân gây ra vết bầm tím là mất sự cân bằng của nội tiết tố. Nữ giới vào giai đoạn mãn kinh thường thiếu hụt estrogen. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mạch máu suy yếu, xuất huyết và tổn thương. Đồng thời, khi càng lớn tuổi, hệ thống mao mạch yếu dần và mất đi tính đàn hồi. Trường hợp này, các vết bầm tím thường sẽ xuất hiện ở phần chân

Người bị bệnh gan hoặc thận

Khi bị tổn thương, gan sẽ ngừng sản xuất ra các loại Protein cần thiết cho việc đông máu. Ví dụ như xơ gan là hậu quả của việc gan bị tổn thương kéo dài với triệu chứng là các vết bầm tím. Tuy vậy, các vết bầm tím không chỉ xuất hiện một cách đơn độc mà còn đi kèm các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng và buồn nôn. 

Người bị bệnh thận thường dễ bị  các vết bầm tím do da của họ mất đi sự đàn hồi vốn có. Thuốc cũng cản trở quá trình đông máu và ức chế chức năng của tiểu cầu. Vết bầm xảy ra khi máu từ mao mạch bị vỡ tràn vào các mô xung quanh. 

Các yếu tố hiếm gặp khiến người bị bầm tím không rõ nguyên nhân

Xuất huyết giảm tiểu cầu hệ miễn dịch ITP: Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch bị tấn công, các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh, làm giảm lượng tiểu cầu có trong máu. Người bị bệnh có thể xuất hiện các vết bầm trên da mà không rõ nguyên nhân.

Vết bầm trên da xuất hiện do giảm tiểu cầu miễn dịch ITP

Vết bầm trên da xuất hiện do giảm tiểu cầu miễn dịch ITP

Bệnh máu khó đông: Khiến máu bị loãng, không đông lại được như bình thường. Dẫn đến chảy máu tự phát và chảy máu sau phẫu thuật và chấn thương, gây bầm tím, chảy máu cam,…

Hội chứng Ehlers - Danlos: Hội chứng này gây ảnh hưởng đến các mô liên kết, trong đó có da. Bệnh này khiến da bị căng giãn, mỏng manh và dễ tổn thương. 

Hội chứng Cushing: Hội chứng khiến da mỏng, yếu và dễ bị bầm.

Ngoài ra, bị bầm tím không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu các bệnh lý khác như tiểu đường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Ngoài vết bầm, tím người bệnh có thể gặp các triệu chứng như giảm thị lực, mệt mỏi, khát nước,… Khi thấy cơ thể xuất hiện vết bầm tím cùng các dấu hiệu này, hãy khám bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé.

Cẩm Thơ

Nguồn tham Khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin