Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau mắt hột dẫn đến hậu quả gì? Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, có keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
Người bị đau mắt hột thường có những biểu hiện: ngứa mắt, chảy nước mắt, có khi có cảm giác cộm mắt, khi ngủ dậy thường có ghèn làm hai mi hơi dính vào nhau, đôi khi nhìn lên thấy hơi chói. Nếu lộn mi mắt lên để quan sát sẽ thấy kết mạc mi không mịn bóng, trong suốt như bình thường mà xù xì, đỏ tươi, che khuất các hệ thống mạch máu. Các hột xuất hiện lúc đầu nhỏ, sau lớn dần, những hột gần nhau có thể dính vào nhau, khi hột trưởng thành có màu trắng đục lờ như thạch và dễ vỡ, khi vỡ sẽ tiết ra một chất nhày trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đây là thời kỳ bệnh dễ lây lan nhất.
Bệnh có thể lây từ mắt này sang mắt khác do dùng ngón tay, vạt áo để dụi mắt hoặc lây từ người này sang người khác do dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt. Ngoài ra, ruồi là vật trung gian truyền bệnh, khi ruồi đậu vào mắt trẻ bị đau mắt hột rồi mang tiết tố sang mắt trẻ lành gây nên bệnh đau mắt hột. Bệnh có thể lây truyền ở những nơi có nhiều người sống tập trung như trong gia đình, nhà trẻ, trường học…
Không chỉ là viêm kết mạc thông thường, các biểu hiện bệnh mắt hột là viêm kết mạc đặc hiệu, tiến triển mạn tính, dễ lây lan từ mắt người bệnh sang mắt người lành thông qua những vật trung gian như tay, đồ dùng chung (khăn mặt, chậu nước, gối…), nước bẩn và ruồi.
Bệnh thường bắt đầu một cách âm thầm, lặng lẽ, kín đáo và thường ở cả 2 mắt, bắt đầu ở kết mạc sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu phía trên. Nhú gai (nhú nhỏ ở giữa có mạch máu nhỏ) và phản ứng nhú gai làm cho toàn bộ kết mạc có màu đỏ trong giai đoạn nhiễm trùng cấp.
Hột là tổn thương cơ bản nhất của bệnh. Khi mới xuất hiện, hột là những chấm trắng, tròn (giai đoạn đầu) hoặc những khối màu hồng hơi trong rải rác trên diện kết mạc sụn mi, thường nằm cạnh các nhánh mạch máu.
Khi phát triển, hột to ra và nổi lên trên bề mặt, tạo thành hình bán cầu màu xám nhạt. Phản ứng hột cũng xảy ra ở vùng rìa giác mạc, đặc biệt là ở rìa trên.
Bệnh đau mắt hột dẫn đến hậu quả gì? Ở những người bị bệnh đau mắt hột nặng, các hột sẽ vỡ ra và tạo sẹo làm kết mạc co lại. Sẹo ở mức độ nặng làm cho sụn mi ngắn lại và bờ mi lộn vào trong gây phát triển quặm.
Nếu chỉ có vài lông mi bị quặp vào trong và cọ xát và mắt thì gọi đó là “lông siêu”. Nếu cả hàng lông mi quặp vào trong và cọ vào mắt thì gọi đó là “lông quặm”.
Có lông siêu hoặc lông quặm mà không điều trị sẽ dẫn đến loét giác mạc, thủng giác mạc, viêm nội nhãn.
Kể cả khi khỏi bệnh mắt hột, những hột sẽ để lại sẹo trên kết mạc hoặc lõm hột trên vùng rìa giác mạc. Phản ứng mạch máu (màng máu) thường phát triển qua vùng rìa trên và xâm lấn vào giác mạc, có thể che lấp trục thị giác và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực hoặc mù loà.
Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị đúng đắn, kịp thời sẽ có những biến chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm:
Vẫn có các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột. Muốn phòng bệnh đau mắt hột dẫn đến hậu quả gì, phải nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh, cải thiện môi trường sinh hoạt, vệ sinh phân, nước, rác, diệt các vật trung gian truyền bệnh. Không nên tắm ở các ao, hồ, đầm. Dùng nước sạch để rửa mặt; không dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt. Khăn mặt dùng xong phải giặt sạch và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời; không phơi khăn chồng chéo lên nhau ở những chỗ đông người như nhà trẻ, trường học...
Khi bị bệnh, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời hoặc có thể nhỏ dung dịch sunpaxilum 20% ngày 3 lần, buổi tối tra mắt bằng mỡ tetracyclin 1% trong 2-3 tháng.
Ánh Phạm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.