Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh chàm là bệnh ngoài da, tuy không lây lan từ người này sang người khác nhưng lại dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Người mắc phải bệnh chàm rất ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu, lớp da bị bong tróc, mọc vảy,... làm mất thẩm mỹ, tự ti, nhất là đối với phái đẹp. Vì thế, những ai mắc bệnh này cần phải chữa trị, kiêng ăn những thực phẩm có nguy cơ gia tăng tình trạng bệnh.
Bệnh chàm không nên ăn gì, chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi vào tìm câu trả lời cho vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh chàm là một bệnh ngoài da, hay còn gọi là Eczema, là tình trạng da bị viêm cấp hay mãn tính, biểu hiện ra ngoài da như mẫn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, đi kèm với nổi mụn li ti, bệnh hay phát đi phát lại ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như nhan sắc người bệnh. Đây là lý do khiến người bệnh tự ti khi mắc phải và căn bệnh này không chừa một ai từ người lớn cho đến trẻ sơ sinh.
Chàm là một loại bệnh ngoài da, tên khoa học là Eczema
Bệnh chàm tuy không nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ, khi phát hiện cần phải điều trị sớm để bệnh không tiến triển nặng hơn. Do đó, nếu có dấu hiệu của bệnh thì nên xử lý triệt để ngay từ đầu. Một số đối tượng dễ mắc phải bệnh này gồm:
Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc chàm khô nếu chân tay không được vệ sinh sạch sẽ
Bệnh chàm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại cản trở đến sinh hoạt hằng ngày và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh thì phải nhanh chóng chữa trị đồng thời phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng khem khoa học để tránh bệnh tái phát. Dưới đây là những thực phẩm người bị bệnh chàm không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn:
Lúa mì, sữa và các chế phẩm từ sữa, các thực phẩm chứa chất bảo quản,... là những thức ăn tuyệt đối cấm kỵ đối với người bị chàm. Những thức ăn này chứa chất tăng trưởng, chất đạm, chất béo no,... làm tăng nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm nặng hơn.
Những thực phẩm như trứng, gỏi, tiết canh,... chứa arachidon cao gây viêm, nhiễm trùng da, kéo dài quá trình điều trị. Hãy loại bỏ những thực phẩm đó ra khỏi thực đơn của người bệnh nếu không muốn tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những thực phẩm chứa đường, chất béo, tinh bột không hề tốt cho những ai bị bệnh chàm, vì những thực phẩm khiến cho lượng insulin trong máu tăng nhanh, kích ứng viêm, tróc lan rộng thêm. Người bệnh nên cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình để vừa đảm bảo sức khoẻ vừa đẩy nhanh quá trình điều trị.
Rượu bia hay thức uống có cồn khiến cho men gan bị suy yếu, suy giảm khả năng thải độc tố ra ngoài, tăng nguy cơ viêm nhiễm, vùng da bị nhiễm chàm lan rộng thêm. Để đảm bảo sức khoẻ, các chuyên gia da liễu khuyến cáo bệnh nhân chàm hãy tránh xa các thức uống trên.
Được biết đến là sản phẩm làm đẹp, chăm da cực tốt nhưng đối với người bị chàm thì không nên sử dụng mật ong vì nó khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Các dưỡng chất trong mật ong như odium lauryl sulphate là chất cấm kỵ đối với người bị chàm, gây viêm nhiễm lan rộng.
Kiêng ăn các thức ăn chứa đường, chất béo, tinh bột
Ngoài việc thăm khám ở bệnh viện theo định kỳ, kiêng các thực phẩm gây hại, thì các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên cân đối, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo không no. Những thực phẩm này giúp đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng, giảm viêm nhiễm, hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị chàm hay cụ thể hơn là người bị chàm khô nên ăn.
Cải bắp, măng tây, súp lơ xanh, rau xà lách là những thực phẩm giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất có hại ra bên ngoài, tăng khả năng kháng viêm, chống lão hoá, tái tạo da, lọc máu, lợi tiểu giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Dầu cá, dầu anh thảo, hạt lạnh là những chất chứa nguồn omega-3, 6, chất béo không no dồi dào, giúp cải thiện, tái tạo da, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Các bác sĩ dinh dưỡng luôn khuyến khích người bệnh nên tận dụng giá trị dinh dưỡng lành tính trong những thực phẩm trên để chữa lành bệnh chàm, tránh tái phát nhiều lần.
Vitamin đóng vai trò trong quá trình tái tạo, phục hồi da tổn thương, hạn chế viêm nhiễm, tránh lây lan xung quanh, hạn chế ngứa ngáy. Theo các bác sĩ, hãy bổ sung thực phẩm chứa vitamin A, B, C, E mỗi ngày như cà rốt, cam, xoài, ngũ cốc, rau bó xôi, đậu, giá, đỗ vào khẩu phần ăn của người bệnh. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vitamin D từ ánh nắng mặt trời hay từ các sản phẩm chức năng để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát.
Nên bổ sung những thực phẩm như rau xanh, củ quả để tăng cường sức đề kháng cho người bị chàm
Không khó để trị dứt điểm bệnh chàm nhưng cũng cần sự quyết tâm chữa trị, chịu khó kiêng cử những thực phẩm có hại và tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi để đẩy lùi bệnh nhanh nhất, mang lại làn da tươi tắn, khỏe mạnh. Bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn thực phẩm nên và không nên mà người bị bệnh chàm nên bổ sung cũng như cần kiêng khem, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...