Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì?

Ngày 05/11/2018
Kích thước chữ

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là cơ thể các chị em phụ nữ lại có dấu hiệu nhức mỏi, chóng mặt, đáng sợ hơn là tình trạng đau bụng kinh nguyệt. Thế nên chúng ta cần ghi nhớ bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì để có thể chăm sóc cho cơ thể tốt nhất trong những ngày này.

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là cơ thể các chị em phụ nữ lại có dấu hiệu nhức mỏi, chóng mặt, đáng sợ hơn là tình trạng đau bụng kinh nguyệt. Thế nên chúng ta cần ghi nhớ bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì để có thể chăm sóc cho cơ thể tốt nhất trong những ngày này.

Bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì 1Chị em nên lưu ý khi bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì để vượt qua "mùa dâu" dễ chịu hơn.

Nhiều chị em phụ nữ khi thấy có dấu hiệu đau bụng kinh liền áp dụng các phương pháp như là uống thuốc giảm đau bụng kinh, chườm ấm, nằm kê chân cao… để bớt đau đớn. Ngoài những cách đó thì bạn cũng có thể đối phó với triệu chứng khó chịu này bằng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Vậy tới tháng nên uống gì để không mệt mỏi, giảm đau bụng kinh?

Bị đau bụng kinh nên uống gì?

Uống sinh tố chuối

Chuối tuy là một loại trái cây rẻ tiền nhưng lại có thể giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, cũng như là giảm bớt cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Bạn có thể dùng chuối xay làm sinh tố, cùng với chocolate có chứa thành phần chống oxy hóa, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Ngoài giúp giảm co thắt vùng bụng, chuối còn giúp người lỡ ăn quá nhiều giảm chứng đầy hơi và khó tiêu nữa.

Nước ép dứa

Dứa có thể được ép cùng với táo, cam, cà rốt… dùng trong những ngày hành kinh rất tốt cho sức khỏe. Trong dứa có thành phần là hoạt chất bromelain giúp giảm cơn đau bụng, đồng thời còn có chức năng chống viêm và thúc đẩy tiêu hóa, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư.

Bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì 2Uống nước ép dứa giúp giảm các cơn đau bụng hành hạ trong kỳ kinh.

Nước ép từ những loại rau củ nhiều chất xơ

Các loại rau củ như cần tây, rau bina, củ cải trắng… có thể bù lượng máu thiếu hụt cho cơ thể khi đến tháng. Bạn có thể ép các loại rau củ này lấy nước, ngoài giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết thì các loại rau củ còn giúp các cơ thư giãn và đỡ nhức mỏi.

Uống trà xanh

Uống trà xanh sẽ giúp tinh thần của chị em được thư giãn, thoải mái, giảm bớt căng thẳng hơn. Nước trà xanh có thể giúp cơ thể lưu thông máu, làm giảm các triệu chứng đầy hơi và tăng cường các chất chống oxy hóa. Vào những ngày đèn đỏ này các chị em có thể dùng 1 ly trà ấm để làm dịu bớt tình trạng đau bụng kinh, nhức mỏi và cảm thấy dễ chịu hơn.

Bị đau bụng kinh nên uống gì và không nên uống gì 3Dùng trà, nhất là trà gừng rất có hiệu quả giúp làm ấm bụng và giảm cơn đau.

Uống nước ấm

Khi bị đau vùng bụng nếu bạn uống một cốc nước ấm thì sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh ngay tức thời. Ngoài ra mỗi ngày uống nước thường xuyên, ít nhất là 2 lít/ngày sẽ giúp da đẹp hơn cũng như là đào thải các chất độc hại khỏi cơ thể. Các chị em hãy lưu ý tầm quan trọng của việc uống nước, nhất là nước ấm trong những ngày này để giảm bớt đau đớn.

Bị đau bụng kinh không nên uống gì?

Vậy là chúng ta đã nắm được phần nào thông tin đau bụng kinh nên uống gì rồi. Ngoài đồ nên uống trong những ngày này thì cũng có những thức uống ta không nên sử dụng khi đang có kinh. Thực tế, có một số loại thức uống có thể khiến các chị em khó chịu, bồn chồn hơn trong kỳ kinh nguyệt mà chúng ta nên tránh, đó chính là những loại đồ uống có chứa caffeine như là cà phê, nước ngọt…

Với các thông tin mà Long Châu cung cấp trong bài viết, hy vọng chị em đã bỏ túi được những loại thức uống dinh dưỡng cho ngày đèn đỏ, thoát khỏi những lo sợ vô hình do chứng đau bụng kinh gây ra và không còn băn khoăn bị đau bụng kinh nên uống gì nữa.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm