Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp tay làm việc liên tục, giúp con người tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nên chúng cũng dễ bị tổn thương. Nếu bị đau khớp ngón tay uống thuốc gì mau hết? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thống kê cho thấy, thoái hóa khớp ngon tay, cổ tay tay chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp và đứng thứ 4 trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Các khớp tay có chức năng phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng với nhau để thực hiện các động tác một cách linh hoạt, dễ dàng.
Khớp ngón tay bị đau khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như làm mất đi sự linh hoạt vốn có của bàn tay. Triệu chứng đau khớp ngón tay tuy không rõ ràng nhưng bệnh nhân khi đau cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị, tránh để lại biến chứng cho các khớp ngón tay.
Bàn tay chúng ta có thể hoạt động linh hoạt được chính là nhờ cấu tạo hệ thống xương khớp, cơ và các dây chằng, các dây thần kinh hết sức tinh vi. Nhìn bé nhỏ như thế hẳn bạn không ngờ mỗi tay trên cơ thể đều gồm có 27 cái xương bao gồm các xương ngón tay, xương bàn tay hoặc lòng bàn tay và xương cổ tay. Các xương tay này được nối với nhau bằng các khớp tay.
Các khớp tay (bao gồm khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay…) là những khớp động, cấu trúc bao gồm sụn, dịch sụn, gân, cơ, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu, mô liên kết…
Khi khớp ngón tay bị đau là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề nào đó gây ra tình trạng đau này. Cơn đau khớp ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó hay gặp phải là do tuổi tác cao, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và hủy hoại sụn khớp, dịch sụn khớp kéo theo khớp ngón tay bị thoái hóa. Lúc này, bề mặt sụn bị bào mòn, bong tróc nên chà sát vào nhau gây đau, viêm hay là gai xương. Tình trạng này lại ảnh hưởng tới việc cử động và cung cấp dinh dưỡng cho khớp và càng làm cho khớp nhanh thoái hóa hơn.
Một điều cần lưu ý khi đau khớp ngón tay do thoái hóa là bệnh nhân thường dễ bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt nên dễ bỏ qua hoặc tự cải thiện không đúng cách làm lu mờ triệu chứng bệnh. Đến khi phát hiện thì khớp đã tổn thương nặng khiến quá trình điều trị tiếp theo đó gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng đau khớp ngón tay cũng gặp phải ở một số bệnh lý khác về xương khớp điển hình như viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout, đau sau chấn thương… Các cơ chế bệnh sinh cụ thể khác nhau trong từng loại bệnh lý tấn công vào cấu trúc sinh lý của khớp ngón tay, phá hủy cấu trúc này và gây đau, viêm khớp, cứng khớp hay nổi u hạt tại khớp…
Một nhóm nguyên nhân khác dẫn đến đau khớp ngón tay đó là do thói quen vận động không hợp lý. Theo nghiên cứu, trung bình người làm việc văn phòng mỗi ngày dành 8 tiếng 41 phút đánh máy, rê chuột, thao tác với thiết bị điện tử, 51% người “hành hạ” đôi tay ngay khi vừa thức dậy thông qua việc kiểm tra email, lướt web…
Có thể thấy sự vận động quá nhiều và quá tải lên các khớp ngón tay là thói quen vận động không có lợi có thể gây tổn thương sớm khớp ngón tay. Trái lại, những người không vận động thường xuyên hay lười vận động khớp ngón tay cũng sẽ rất dễ làm mất đi sự linh hoạt vốn có của các khớp xương, gây đau khớp ngón tay.
Khi mới xuất hiện những cơn đau nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng việc ngâm tay vào nước ấm, xoa bóp nhẹ các ngón tay. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý vận động cho các khớp ngón tay hợp lý, chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ omega 3, glucosamine, acid hyaluronic, canxi và các vitamin cần thiết khác cho xương khớp. Có thể thường xuyên thực hành một số bài tập chuyên biệt cho khớp ngón tay sẽ giúp cho tay được linh hoạt
Nếu tình trạng đau vẫn dai dẳng và có xu hướng tăng nặng, người bệnh nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp để được chuyên gia kê toa thuốc đau khớp ngón tay thích hợp, tránh việc tự ý dùng thuốc sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn mà bệnh cứ nặng thêm.
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật và xét nghiệm. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác về tình trạng và tiến triển bệnh của mỗi người bệnh, từ đó chỉ định thuốc và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Những kỹ thuật và xét nghiệm cần được thực hiện gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Để kiểm soát những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhức ở các khớp, đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát mức độ viêm sưng hiệu quả.
Tuy nhiên, những thuốc chống viêm không steroid chỉ được chỉ định cho mức độ bệnh nhẹ tới trung bình, không có biến chứng như gai xương, biến dạng khớp và các cơn đau không quá nghiêm trọng. Các loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến cho bệnh nhân gồm:
Thuốc giảm đau thông thường
Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ, có cơn đau ngắt quãng, không nghiêm trọng. Thuốc giúp giảm đau, tăng khả năng vận động, sự linh hoạt xương khớp cho người bệnh.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Loại thuốc này được chỉ định cho người bệnh bị đau nhiều, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Tác dụng thuốc là xoa dịu cảm giác đau nhức, thư giãn tinh thần cho người bệnh, dễ chìm vào giấc ngủ. Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng phổ biến là Doxepin, Imipramine, Desipramine.
Thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin
Người bệnh thoái hóa khớp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin. Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng bệnh, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương.
Glucosamine và Chondroitin là các hoạt chất kích thích tăng tiết dịch nhầy, đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp, qua đó giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.