Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hắc lào ăn vào máu là một căn bệnh ngoài da gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh tận gốc? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cụ thể về căn bệnh khó chịu này.
Bệnh hắc lào do một loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes ăn vào gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khó khăn trong công việc, giảm sút sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Bệnh hắc lào ăn vào máu có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Các chấm đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Một khi mầm bệnh xâm nhập vào máu, nguy cơ nhiễm trùng đường máu rất cao. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng da liên quan đến nấm dermatophytes. Mầm bệnh có thể ẩn sâu trong da và từ đó lây nhiễm vào máu. Tình trạng này được gọi là bệnh hắc lào ăn vào máu. Nói cách khác, ở vị trí mà có máu mang mầm bệnh tích tụ thì nơi đó sẽ có bệnh hắc lào sẽ phát triển.
Tình trạng này còn được gọi là bệnh hắc lào mãn tính. Sau khi điều trị khỏi bệnh vẫn có thể tái phát. Ngay cả khi mầm bệnh dưới da đã được tiêu diệt hết, bệnh vẫn có thể bùng phát ở vùng da khác. Bệnh hắc lào đã vào máu thì bất cứ bộ phận nào trên da cũng sẽ bị nhiễm bệnh miễn là có một số yếu tố cơ địa dễ bị dị ứng.
Để biết một người có mắc bệnh hắc lào mãn tính hay không, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ cần thông tin về bệnh sử. Ngoài ra, họ sẽ thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ bệnh và tìm phương án điều trị phù hợp.
Hiện nay, các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh hắc lào ăn vào máu cần có sự kết hợp của 2 yếu tố đó là thuốc điều trị và cân bằng chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Khi xác định được hai yếu tố này, bệnh hắc lào sẽ nhanh chóng khỏi.
Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh hắc lào mãn tính thường tiếp tục ngay cả khi các vết hắc lào không còn xuất hiện trên da. Phương pháp điều trị lâu dài này nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào nấm để chúng không thể sinh sôi và tái phát trên da.
Sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh hắc lào ăn vào máu là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn và kiểm soát vùng da bị bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc tây điều trị bệnh hắc lào như sau:
Nếu điều trị đúng phác đồ, vi nấm sẽ mất khả năng lây lan sau 48 giờ. Nếu bị bệnh hắc lào mãn tính, bạn sẽ phải điều trị lâu dài vì nấm đã thích nghi với một số thành phần trong thuốc điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống. Khi phát hiện ra bệnh, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên uống hoặc uống thuốc với lượng vừa đủ, không nên sử dụng các loại thuốc tương đương khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Theo Đông y, bệnh hắc lào là do nhiệt độc, huyết hư, gan thận âm hư. Các bài thuốc đông y sẽ tập trung vào việc điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh. Từ đó giúp người bệnh thanh nhiệt giải độc, cân bằng nội tiết tố, tiêu viêm, giảm ngứa.
Các phương pháp điều trị bệnh hắc lào ăn vào máu bằng đông y nhìn chung lành tính, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc đông y có xu hướng chậm và người bệnh nên tuân thủ điều trị mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám chuyên khoa đông y để chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh hắc lào ăn vào máu là một bệnh mãn tính, có thể tái phát thường xuyên. Vì vậy, người bệnh khi thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh hắc lào nên đi khám kịp thời và có những biện pháp điều trị hiệu quả để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.