Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị tay chân miệng làm bé nhanh khỏi hơn. Vì thế, khi bé bị tay chân miệng không sốt nhiều bố mẹ băn khoăn có nên tắm cho con không?
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị tay chân miệng làm bé nhanh khỏi hơn. Vì thế, khi bé bị tay chân miệng không sốt nhiều bố mẹ băn khoăn có nên tắm cho con không?
Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở những bé trong độ tuổi mầm non
Nhiều người nghĩ, bệnh tay chân miệng chỉ gặp ở trẻ em. Thực tế điều này chưa chính xác, mọi người ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là do sức đề kháng của bé còn yếu, hệ miễn dịch còn chưa được hoàn thiện nên dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân gây bệnh là do virut đường ruột Enterovirus EV-71 và Coxsackie A. Bệnh này rất phổ biến ở những quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm đầu mùa hè như tháng 3, 4, 5 ở nhiều bệnh viện ghi nhận số bệnh nhân tăng đột biến và có khả năng bùng phát thành đại dịch.
Có nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không có biểu hiện sốt
Khi bắt đầu mắc bệnh, các bé sẽ có triệu chứng sốt trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó ở vùng niêm mạc miệng, vùng tay và chân xuất hiện những nốt ban đỏ nho nhỏ. Sau khoảng 3 – 7 ngày những nốt này lớn dần thành mụn nước. Nó thường có hình bầu dục hay tròn, đường kính khoảng vài milimet. Các nốt này sau sẽ vỡ ra gây nên các vết lở loét rất khó chịu.
Thường các bé trong độ tuổi mầm non mắc tay chân miệng nhiều nhất. Khi bị bé hay quấy khóc, bám bố mẹ, không còn hiếu động như trước nữa. Đặc biệt các bé rất sợ ăn, nếu đang còn trong độ tuổi bú sữa mẹ, bé sẽ bỏ bú.
Phần lớn các bé bị tay chân miệng đều có dấu hiệu sốt nhẹ, có những trường hợp sốt cao lên tới 39 độ C. Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể phản ứng lại khi phát hiện virut lạ tấn công. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sốt mà sẽ nổi luôn nốt ban đỏ ở vùng xung quanh miệng, tay, chân và mông. Chính vì thế nhiều bậc cha mẹ lại tưởng rằng con mình bị một bệnh da liễu nào đó hoặc bị nhiệt miệng. Sự lầm tưởng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh sau đó của con. Các bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện Nhi Đồng nói rằng: bé bị tay chân miệng nhưng không sốt là dấu hiệu khá tích cực, dự đoán các bé không bị quá nặng. Nếu được chăm sóc tốt sẽ tự động khỏi bệnh trong khoảng 7 – 10 ngày.
Vệ sinh cơ thể cho bé là cách hiệu quả để nhanh khỏi bệnh
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng. Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng khi bé bỏ ăn, cho bé thăm khám, uống thuốc đều đặn thì việc vệ sinh cơ thể cũng rất quan trọng. Có những bậc phụ huynh thiếu kinh nghiệm chăm sóc con, họ nghĩ rằng con bị bệnh thì phải ủ ấm cho con, phải kiêng gió, kiêng nước thì mới nhanh lành bệnh. Thực tế điều này không chính xác, chính việc kiêng tắm, kiêng gió mới làm cho bé lâu khỏi bệnh. Những mụn nước trên da bé vỡ ra nếu không được vệ sinh sẽ lây sang các vùng da lành lặn khác khiến bệnh càng nặng thêm. Các bác sĩ nhi khoa khuyên các bậc phụ huynh có con bị bệnh này hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát dễ chịu, cho bé ăn những đồ mềm mại, dễ nuốt, bổ sung nước nhất là nước ép hoa quả. Nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày bằng xà phòng sát khuẩn, lưu ý tắm cho bé ở nơi kín gió.
Huyền Trang
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.