Long Châu

Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cách điều trị bệnh thủy đậu

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) và là một loại bệnh truyền nhiễm. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các mụn nước trên toàn thân, kèm theo sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Bất kì ai cũng có khả năng bị căn bệnh này. Với những đặc điểm trên thì rất nhiều người có thắc mắc bị thủy đậu rồi có bị lại không?

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm khá lành tính với mức độ phổ biến, khá thường xuất hiện ở nước ta trong khoảng tháng 2 tới tháng 6 hằng năm. Mọi người đều có khả năng mắc bệnh này, thường là vào giai đoạn thời thơ ấu. Vậy khi chúng ta còn nhỏ đã bị thủy đậu rồi có bị lại không vẫn luôn là câu hỏi của nhiều người.

Theo nghiên cứu, rất hiếm trường hợp tái phát bệnh thủy đậu. Bởi vì sau khi mắc bệnh, cơ thể của mỗi cá nhân đã tạo miễn dịch với bệnh. Nên việc mắc thủy đậu hai lần trong cuộc đời là cực kì hiếm.

Bệnh thủy đậu là do đâu? Thủy đậu lây nhiễm qua đường nào?

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu chính là do virus có tên Varicella zoster. Mùa cao điểm của bệnh thủy đậu thường bắt đầu từ tháng 2, kéo dài đến hết tháng 6 hàng năm, khi thời tiết nắng nóng và có độ ẩm cao là thời cơ thích hợp để bệnh phát triển và lan truyền, có khi tạo thành dịch thủy đậu trên diện rộng.

Các đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất là: Trẻ em, người lớn chưa tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh hay trường hợp người lớn tiêm không đủ liều và tiếp xúc với người bệnh mắc thủy đậu.

Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cách điều trị bệnh thủy đậu 0
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Bệnh thủy đậu lây truyền bằng 2 hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Lây truyền trực tiếp từ người sang người bằng cách tiếp xúc, nói chuyện,... giữa người khỏe và người bệnh. Thủy đậu lây qua đường không khí, xuất phát từ giọt dịch tiết đường hô hấp như nước bọt, dịch nước mũi,... hoặc chất dịch của các nốt phát ban, nốt mụn nước. Bệnh thủy đậu lây gián tiếp thông qua các đồ vật bị nhiễm chất dịch của người bệnh.

Giải đáp: Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

Bệnh thủy đậu có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này có nghĩa là sau khi khỏi bệnh thủy đậu thì người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời. Căn cứ cho tính miễn dịch suốt đời là hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh tạo ra được lượng kháng thể tự nhiên với số lượng đầy đủ và thời gian tồn tại vô cùng lâu sau khoảng thời gian chiến đấu với virus gây bệnh. Vậy nên, nếu người bệnh đã từng bị thủy đậu và điều trị xong thì người đó không cần phải tiêm phòng bệnh nữa.

Để trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu rồi có bị lại không, nhiều chuyên gia khẳng định rằng hầu như rất hiếm bệnh nhân bị mắc thủy đậu lần thứ hai trong cuộc đời. Mặc dù vậy, vẫn có một số nghiên cứu cho kết quả rằng có khoảng 10% người bệnh đã từng nhiễm thủy đậu rồi nhưng vẫn có nguy cơ mắc một căn bệnh khác cũng do chính virus Varicella Zoster gây ra, đó chính là bệnh Zona thần kinh (hay còn gọi là bệnh giời leo) ở người lớn.

Bệnh Zona thần kinh là bệnh xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, cụ thể là trên 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch suy giảm một cách tự nhiên.

Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cách điều trị bệnh thủy đậu 2
Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Đây là thắc mắc của nhiều người

Điều trị bệnh thủy đậu

Ngoài thắc mắc bị thủy đậu rồi có bị lại không thì khi mắc bệnh thủy đậu, việc người bệnh lo ngại nhất là biến chứng sẹo lõm thủy đậu. Để thời gian điều trị ngắn và tránh những biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm thì điều người bệnh có thể kết hợp điều trị không dùng thuốc (chăm sóc tại nhà) và điều trị bằng thuốc như sau:

Điều trị không dùng thuốc

Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà với sự chăm sóc của người thân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình điều trị không dùng thuốc, điều trị tại nhà tốt sẽ giúp người bệnh mau hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị bệnh thủy đậu.

  • Hạn chế đến nơi đông người và tránh đến các khu vực công cộng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho những người xung quanh. Vì bệnh rất dễ lây nhiễm trong không khí, việc hạn chế đến nơi công cộng là rất cần thiết.
  • Lựa chọn quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để giảm ngứa khi bị thủy đậu, tránh ma sát vào da làm vỡ các mụn nước, làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm.
  • Đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa nên sử dụng riêng biệt, đặc biệt là khăn mặt, khăn tắm,... những vật dụng chạm trực tiếp vào những vùng da có mụn nước, có nốt ban. Cần vệ sinh, giặt giũ những vật dụng đó kĩ càng, sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh những nơi ẩm thấp. Nhiều người cũng thắc mắc bệnh thủy đậu có được tắm không? Câu trả lời là người bệnh không cần phải kiêng nước, nên tắm rửa sạch sẽ vì nếu không tắm rửa sạch sẽ, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, gia tăng khả năng gãi các nốt mụn nước, làm mụn nước vỡ ra.
  • Người bệnh không nên gãi, tránh làm vỡ các mụn nước làm lan dịch mủ ra các vùng da lành xung quanh. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tình trạng các vết thương bị nhiễm trùng.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào đặc trị cho bệnh thủy đậu. Trường hợp tại các mụn nước có dấu hiệu viêm nhiễm, mụn nước vỡ ra và bắt đầu sưng to chứa cả nước và cả mủ dịch thì nên được điều trị tại bệnh viện để tránh tình trạng trở nặng.

  • Đối với các nốt ban đỏ trên cơ thể, có thể sử dụng thuốc bôi thủy đậu bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, giảm thiểu việc hình thành sẹo.
  • Nếu mụn nước vỡ ra, có thể dùng dung dịch xanh methylen bôi lên các nốt mụn nước. Tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetraxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Không lạm dụng dung dịch xanh methylen bôi toàn thân, chỉ bôi ở những nốt mụn nước đã vỡ.
Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cách điều trị bệnh thủy đậu 3
Có thể sử dụng thuốc bôi thủy đậu để kháng viêm, giảm hình thành sẹo

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho câu hỏi người đã bị thủy đậu rồi có bị lại không. Có thể thấy, đa số dân số trên thế giới sẽ không bị lại bệnh thủy đậu nữa. Hệ miễn dịch của mỗi cá nhân sẽ tạo được kháng thể chống lại bệnh thủy đậu sau khi bị bệnh hoặc sau khi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Kim Huệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm