Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các loại thuốc bôi thuỷ đậu nên dùng và một số thói quen nên tránh khi mắc bệnh

Ngày 22/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuỷ đậu là căn bệnh không còn xa lạ gì nhưng chúng luôn là nỗi sợ của nhiều người bởi những biến chứng mà nó để lại. Để điều trị dứt điểm cũng như không để lại sẹo hay các hậu quả nghiêm trọng khác, bạn phải dùng thuốc bôi thuỷ đậu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thuốc bôi thủy đậu và cách sử dụng chúng.

Thuỷ đậu không phải là bệnh gây chết người hiện nay nhưng chúng luôn khiến chúng ta phải lo sợ bởi tính nguy hiểm bởi biến chứng của bệnh thủy đậu. Đặc biệt nếu điều trị không khoa học thì rất dễ để lại sẹo ảnh hưởng lớn đến ngoại hình. Kết hợp thuốc bôi thuỷ đậu cùng chế độ sinh hoạt hợp lý là cách trị bệnh khoa học nhất. 

Thuỷ đậu: Căn bệnh không thể chủ quan

Thuỷ đậu có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với các nguồn bệnh. Điều nguy hiểm nhất ở căn bệnh này là sự xuất hiện của các mụn nước nổi khắp người, thường sẽ xuất phát từ mặt và lan ra toàn thân. Bên cạnh nổi mụn nước, cơ thể khi phát bệnh sẽ rất mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ. 

Nhắc đến bệnh thuỷ đậu thì nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là sử dụng ngay thuốc bôi thuỷ đậu khi xuất hiện các mụn nước để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó cách ly là biện pháp hữu hiệu nhất để bệnh không lây lan nhanh cho người xung quanh. Chỉ cần tiếp xúc với các gọt bắn từ cơ thể người mắc bệnh hoặc chất dịch từ ban ngứa thì bạn đã có khả năng cao bị nhiễm bệnh.

Các loại thuốc bôi thuỷ đậu nên dùng và cách sử dụng 1
Thuỷ đậu là bệnh không thể chủ quan

Tại sao nói bệnh thuỷ đậu không thể chủ quan. Bởi nếu điều trị không đúng cách, cụ thể để các mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng thì dù đã lành, sau đó vùng da sẽ để lại sẹo lõm thủy đậu mất thẩm mỹ. Chưa kể các biến chứng như viêm phổi, viêm não có thể xảy ra. Đặc biệt bệnh thuỷ đậu rất nguy hiểm cho người mang thai, ở 3 tháng đầu thai kỳ nếu mắc bệnh thì khả năng sảy thai rất cao. Trong quá trình mang thai, mắc bệnh thuỷ đậu có thể làm quái thai. 

Hiện nay dù đã có cách chữa trị thuỷ đậu, có thể tự chữa tại nhà nhưng “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, bạn nên chủ động tiêm vắc xin để chống lại virus thuỷ đậu. Hầu hết những ai đã tiêm ngừa đều không mắc bệnh lần nào trong đời, trường hợp đặc biệt có nhiễm thì tình trạng bệnh cũng rất nhẹ.

Nên dùng thuốc bôi thuỷ đậu nào?

Chữa trị thuỷ đậu cần tập trung vào giảm ngứa và tránh bội nhiễm da, bên cạnh đó là hạ sốt và bù nước nếu cần. Trong việc tránh nhiễm trùng da do các ban kèm mụn nước chứa dịch lỏng nổi lên, sử dụng thuốc bôi sát khuẩn để ức chế sự phát triển của virus thuỷ đậu là điều nên làm. Một số loại thuốc bôi rất hiệu quả như:

Acyclovir

Đây là thuốc dạng kem bôi ngoài da, chuyên điều trị các ca nhiễm virus Herpes và điều trị thuỷ đậu ở cả người lớn và trẻ em. Với Acyclovir, nên bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị nổi ban khoảng 5 lần/ngày và điều trị liên tục cho đến khi vết thương lành hẳn.

Thuốc xanh methylen

Các loại thuốc bôi thuỷ đậu nên dùng và cách sử dụng 2
Thuốc bôi thuỷ đậu Methylen giúp sát khuẩn ngoài da hiệu quả

Đây chắc hẳn là loại thuốc bôi thuỷ đậu được nhiều người sử dụng nhất. Thuốc dạng dung dịch chuyên điều trị nhiễm virus ngoài da, chốc lở, viêm da mủ và thuỷ đậu. Dùng thuốc xanh methylen cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi bôi và bôi 2 lần vào vùng da bị tổn thương mỗi ngày. Điều đặc biệt lưu ý là thuốc không sử dụng cho các vùng da hở, không bôi gần mắt, mũi, âm đạo. 

Aluminum acetate

Thuốc dạng dung dịch và có tác dụng làm săn se các tổn thương da tại chỗ. Khi bôi chúng lên da, bạn sẽ cảm nhận bề mặt da cứng lại và tạo một màng bảo vệ để tạo điều kiện vùng da dưới lành lại. Thuốc chuyên để xử lý các mụn nước do thuỷ đậu gây ra, chúng còn là cách giảm ngứa khi bị thủy đậu, điều trị viêm da tiếp xúc, nấm da chân. 

Những sai lầm nên tránh khi mắc bệnh thuỷ đậu

Bên cạnh sử dụng thuốc bôi thuỷ đậu để giảm bội nhiễm trên da, chế độ sinh hoạt hằng ngày cực kỳ quan trọng để giúp bệnh nhanh khỏi. Lúc mắc bệnh, bạn cần kiêng cữ những điều sau:

  • Nơi đông người: Như đã đề cập ở trên, bệnh thuỷ đậu rất nhanh lây lan nên phải cách ly hoàn toàn khỏi nơi đông người. Điều này vừa giúp người bệnh tránh phát tán virus cho người khác vừa để bản thân không bị nhiễm trùng. 
  • Chạm vào các nốt ban: Đây là sai lầm dễ gặp nhất ở người bị thuỷ đậu, đặc biệt là trẻ em. Cảm giác ngứa sẽ xảy ra khi nổi các mụn nước nhưng tuyệt đối không gãi để tránh làm mụn nước bị vỡ ra. 
Các loại thuốc bôi thuỷ đậu nên dùng và cách sử dụng 3
Tránh gãi hay chạm vào nốt ban chứa dịch để bệnh không nặng hơn
  • Điều trị theo dân gian: Một số người quan niệm phải tắm nước lá chè xanh, lá bàng thì bệnh mới nhanh khỏi nhưng không, bệnh chỉ càng trầm trọng hơn. Các loại lá này dễ làm da bị tổn thương, dị ứng. Tốt nhất là thường xuyên vệ sinh với nước lạnh thông thường và sữa tắm dịu nhẹ. 
  • Ăn hải sản: Ngoài việc dùng thuốc bôi thuỷ đậu để làm da nhanh lành ra thì cần phải bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Ăn uống khoa học là cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuyệt đối không ăn hải sản như tôm, cua, cá bởi chúng sẽ làm quá trình hồi phục da lâu hơn, thậm chí để lại sẹo thâm.
  • Bôi thuốc sát khuẩn “nặng đô”: Không phải muốn tránh nhiễm trùng trên da thì thuốc nào cũng dùng được. Các loại thuốc đỏ sát khuẩn thường ngày không nên sử dụng. Bạn chỉ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng các loại như thuốc xanh methylen, thuốc tím thuỷ đậu. Sau khi da lành hẳn có màu hồng nhạt khi lên da non thì có thể dùng kem làm mờ sẹo. 
  • Tránh gió và nước: Nhiều người ngần ngại vì thắc mắc bệnh thủy đậu có được tắm không? Nhưng đây là quan điểm rất lạc hậu bởi nếu bị thuỷ đậu không vệ sinh cơ thể thường xuyên vì kiêng nước thì hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Bạn có thể bị nhiễm trùng nặng hơn. Về việc kiêng gió, nếu làm vậy cơ thể sẽ bị tăng tiết mồ hôi làm bí vết thương, gây ngứa và dễ bị thủy đậu bội nhiễm

Trên đây là những chia sẻ về các loại thuốc bôi thuỷ đậu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về một số loại thuốc trị bệnh cũng như tránh được những quan niệm sai lầm trong quá trình chữa bệnh. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm