Viêm não Nhật Bản là căn bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là gian đoạn cao điểm của bệnh. Vậy biểu hiện bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản
Virút viêm não Nhật Bản có hình thái là hình cầu, nhân chứa ribonucleic acid (RNA), kích thước 45 - 50nm, bao quanh bởi cấu trúc hình khối gọi là capsid, phần vỏ giàu chất lipid.
Năm 1938 cũng các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản là loài muỗi Culex tritaeniorhynchus, và sau đó vào tìm ra vật chủ và ổ chứa chính của vi rút viêm não Nhật Bản là lợn và một số loài chim.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh xảy ra ở tất cả các mùa trong năm
Biểu hiện của viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đây là căn bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Thông qua một số dấu hiệu dưới đây, bố mẹ có thể phát hiện ra bệnh và chữa trị cho trẻ kịp thời.
Do viêm não có thể đi kèm với các bệnh do virus, nên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể được dự báo sớm hơn. Các biểu hiện bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em nhẹ thường gồm: Sốt, nhức đầu, kém ăn, mất năng lượng, ...
Sốt là một trong những biểu hiện của viêm não Nhật Bản
Muộn hơn, biểu hiện bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em thường có biểu hiện nôn và buồn nôn, thậm chí các trẻ không ăn gì cũng nôn. Đây là những biểu hiện các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời. Nếu để muộn hơn nữa trẻ sẽ có biểu hiện thay đổi ý thức li bì, nói lẫn, hôn mê thậm chí là co giật. Tuy nhiên, khi để xuất hiện những biểu hiện này thì trẻ đã quá nặng, khả năng cứu chữa sẽ không cao.
Với những trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Nếu viêm não tổn thương nặng đến thân não, nơi có trung tâm hô hấp, tuần hoàn, điều nhiệt… bệnh nhân dễ tử vong. Nếu trẻ bị bệnh nhẹ và được chữa trị sớm, thì sẽ khỏi bệnh, trở lại bình thường.
Ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em trên khó phát hiện hơn, nhưng cũng có những dấu hiệu quan trọng có thể nhận thấy như: nôn mửa; thóp đầu phình lên; khóc liên tục hoặc rất khó đụng vào người trẻ. Đặc biệt, trẻ bị viêm não trong vài ngày đầu thường có biểu hiện hơi khó chịu, kém ăn, lười chơi, hay quấy khóc. Tiếp theo là đột ngột sốt cao 39-40 độ C, có thể dẫn đến bán hôn mê, hôn mê, co giật.
Bệnh viêm não nhật Bản là bệnh gây tử vong cao
Bệnh viêm não nhật Bản là bệnh gây tử vong cao và cũng là một trong những bệnh để lại di chứng đặt biệt nặng nề (chiếm đến hơn 50%). Với những trường hợp bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản, tình trạng tổn thương tế bào não cũng như phù não gây nên các di chứng nặng nề như suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ, động kinh, thay đổi nhân cách…
Với những biểu hiện bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em trên, việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc xin, bố mẹ phải thực hiện các biện pháp như vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi ẩn náu, nên di chuyển chuồng gia súc xa nhà. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ của bệnh thì nên làm xét nghiệm viêm não nhật bản để chữa trị kịp thời. Không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đặc biệt lúc tranh tối tranh sáng đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Thu Hà