Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng chậm phát triển thể chất. Quá trình phát triển và lớn lên của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu như tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi kéo dài. Vì vậy việc tìm hiểu về suy dinh dưỡng thấp còi là điều phụ huynh nên làm để bảo vệ các bé được tốt hơn.
Việc tìm hiểu về suy dinh dưỡng thấp còi là điều phụ huynh nên làm để bảo vệ các bé được tốt hơn.
Những biểu hiện điển hình cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm:
Sụt cân, không tăng cân;
Tóc lưa thưa, dễ gãy rụng không chắc khỏe;
Da xanh xao, mặt hốc hác dần;
Hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, biếng ăn, chán ăn;
Trong trường hợp bé bị suy dinh dưỡng thấp còi nghiêm trọng thì sẽ có các dấu hiệu như: Cơ thể teo đét hoặc phù nề, bị quáng gà do thiếu vitamin dẫn đến thị lực giảm gây khô, loét giác mạc.
Những đối tượng trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm:
Trẻ bị sanh non;
Mẹ bị suy dinh dưỡng khi mang thai dẫn đến việc trẻ sinh ra bị thiếu kí;
Trẻ dị tật bẩm sinh;
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, rối loạn và nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa kéo dài;
Trẻ bị còi xương, không được chăm sóc với chế độ hợp lí.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau như:
Hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường ruột.
Thể chất và tinh thần của trẻ chậm phát triển. Chiều cao, tầm vóc cũng như khả năng học hỏi và tiếp thu của bé kém hơn so với những đứa trẻ bình thường.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi từ bé khi lớn lên sẽ có tầm vóc thấp, đối với các bé gái khi lớn lên có nguy cơ cũng sinh ra con bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Khi trẻ mới có dấu hiệu của suy dinh dưỡng thấp còi thì các phụ huynh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm protein cũng như vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng có nhiều loại khác nhau như suy dinh dưỡng gầy mòn, suy dinh dưỡng marasmus nghiêm trọng ở trẻ em mà các mẹ cần biết để phòng tránh cho trẻ.
Để phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo vài lời khuyên sau đây:
Đảm bảo chất dinh dưỡng mỗi khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều đạm, giàu canxi và kẽm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua.
Đừng quên rau xanh và hoa quả chín trong khẩu phần ăn của trẻ vì những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp mà còn giúp trẻ hấp thu tốt các loại vitamin. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ.
Đối với trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng thì cần tăng lượng dầu mỡ trong món ăn của trẻ, tăng bữa ăn lên thành 5 - 6 thay vì chỉ 3 bữa chính như bình thường.
Khi nấu thức ăn cần nấu đặc, cho trẻ ăn cả xác thức ăn bằng cách bằm nhỏ. Không nên cho trẻ uống nước trái cây thay bữa phụ vì nước trái cây chỉ có vitamin tan trong nước, ít dưỡng chất. Ngoài ra, nước trái cây còn khiến trẻ ngang bụng và lười ăn bữa chính.
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng tuy nhiên các mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của các bé vì đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Ngoài ra, chế độ ăn trong bài viết chỉ áp dụng nếu trẻ chưa bị suy dinh dưỡng hoặc bị suy dinh dưỡng thấp còi thể nhẹ, trong trường hợp nghiêm trọng thì các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị tốt nhất.
Hoàng Minh
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.