Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện của tụt huyết áp: nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 22/12/2017
Kích thước chữ

Những biểu hiện của tụt huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch bị giảm xuống thấp đột ngột. Điều này cũng đồng nghĩa với lưu lượng tuần hoàn bất ngờ

Những biểu hiện của tụt huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch bị giảm xuống thấp đột ngột. Điều này cũng đồng nghĩa với lưu lượng tuần hoàn bất ngờ giảm sút.

Tụt huyết áp đồng nghĩa với lưu lượng tuần hoàn bất ngờ giảm sút, các cơ quan như tim, thận, não… bị thiếu máu giàu oxy đến nuôi dưỡng, gây ra hàng loạt các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm, da tái nhợt, ngất xỉu… Tình trạng này nếu không được điều trị triệt để có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như chấn thương do té ngã, tổn thương não bộ khó phục hồi…

Tụt huyết áp thường xuất hiện khi nào?

Với những người có tiền sử huyết áp thấp, tình trạng bị tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng với người huyết áp thấp cơ địa mà không có dấu hiệu bệnh, thì tụt huyết áp sẽ đến bất ngờ, nhất là sau khi thay đổi tư thế, sau ăn no…

Tụt huyết áp tư thế đứng: Khi thay đổi tư thế đang ngồi hoặc nằm sau đó đứng lên, máu dồn xuống chân nhiều dẫn đến giảm lượng máu lên não. Thông qua các thụ thể cảm áp nằm ở động mạch gần tim, tín hiệu được truyền lên não, kích thích tim đập nhanh và co mạch máu để điều chỉnh huyết áp về bình thường. Nhưng nếu chức năng tim không tốt, các thụ thể cảm áp kém nhạy khiến cơ chế diễn ra chậm chạp, người bệnh dễ rơi vào trạng thái bị tụt huyết áp.

Biểu hiện của tụt huyết áp: nguyên nhân và cách điều trị
Tình trạng bị tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh: Ngược lại với tụt huyết áp tư thế đứng sau khi đứng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi và xảy ra do các thụ thể cảm áp gửi sai tín hiệu dẫn đến sự hiểu lầm giữa tim và não.

Tụt huyết áp sau khi ăn: Huyết áp dễ bị giảm thấp sau khi ăn no bởi vì lúc này máu tập trung nhiều ở hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Quá trình dẫn truyền tín hiệu của các thụ thể cảm áp không được đáp ứng khiến nhiều cơ quan bị thiếu máu, trong đó có não và gây hạ huyết áp.

Những biểu hiện của tụt huyết áp

  • Mệt mỏi
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau đầu nhẹ và choáng, ngất
  • Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi)
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp
  • Buồn nôn
  • Mất ý thức tạm thời

Cách xử trí khi bị tụt huyết áp?

Biểu hiện của tụt huyết áp: nguyên nhân và cách điều trị
Người bị tụt huyết áp nên uống nước sâm

Người bệnh có biểu hiện của tụt huyết áp rất dễ bị té ngã, gây tổn thương đến tim do thiếu máu lâu. Do đó cần có cách xử trí đúng cách giúp hạn chế đáng kể các nguy cơ biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Có thể áp dụng một số cách sơ cứu người có biểu hiện của của tụt huyết áp như:

– Cho người bệnh ngồi hoặc nằm ngay xuống và kê hai chân cao hơn đầu để máu lên não nhiều hơn

– Cho người bệnh uống một cốc nước sâm, nước nho, trà gừng hoặc nước trắng để cân bằng lại thể tích máu

– Đồng thời dùng hai tay day hai huyệt thái dương (hai huyệt nằm ở cuối mi mắt)

– Nếu cảm thấy sau đó các biểu hiện của tụt huyết áp, người bệnh đã được cải thiện, hãy cho họ ngồi dậy từ từ, vận động nhẹ tay chân vài phút sau đó mới đứng dậy.

Với những trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng dẫn tới sốc thì cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm