Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số huyết áp ở mỗi người thường không giống nhau và mỗi độ tuổi sẽ có mức huyết áp bình thường nhất định. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra thông tin về mức huyết áp bình thường và các vấn đề có liên quan.
Huyết áp bình thường ở từng độ tuổi có sự chênh lệch nhất định do nhiều yếu tố. Để biết chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu, bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua những thông tin dưới đây.
Chỉ số huyết áp bình thường là gì?
Huyết áp bình thường là khi chỉ số huyết áp tâm trương và chỉ số huyết áp tâm thu đo được nằm trong phạm vi khỏe mạnh, cụ thể là:
Huyết áp tâm thu: Nằm trong khoảng 90 – 139 mmHg, đây là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu thể hiện áp lực của dòng máu lên lòng mạch ở thì tâm thu, cho thấy khả năng bơm máu của tim đi tới các hệ cơ quan trong cơ thể.
Huyết áp tâm trương: Nằm trong khoảng 60 – 89 mmHg, đây là áp lực máu thấp nhất trong mạch máu xảy ra giữa các nhịp tim. Huyết áp tâm trương đo lường cho thấy áp lực máu lên thành động mạch khi tim thả lỏng sau giai đoạn co bóp.
Huyết áp không phải luôn cố định mà sẽ thay đổi theo hoạt động của mỗi người. Ví dụ như khi tập thể dục hoặc quá phấn khích, huyết áp sẽ tăng cao hơn. Ngược lại, khi nằm nghỉ ngơi huyết áp sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, trong đó có bệnh lý.
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Theo hướng dẫn của Trường Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Quản lý huyết áp cao ở người lớn năm 2017 cho thấy các chỉ số huyết áp như sau:
Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu < 130 mmHg và huyết áp tâm trương < 85 mmHg.
Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg.
Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Bàn về huyết áp bình thường, các chuyên gia cũng cho biết thêm:
Ở người trưởng thành, chỉ số huyết áp lý tưởng nhất là < 120/80 mmHg. Với những người có chỉ số huyết áp này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ thấp hơn, lời khuyên từ chuyên gia là nên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để giữ huyết áp bình thường trong phạm vi khỏe mạnh.
Huyết áp 90 - 60 mmHg hoặc thấp hơn là chỉ số cho thấy bạn đang bị huyết áp thấp. Nếu tình trạng huyết áp không gây ra triệu chứng thì không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu huyết áp thấp kèm theo biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, ngất xỉu,… cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
Tiền cao huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp từ 130 – 139/85 – 89 mmHg, tùy chưa phải là huyết áp cao nhưng đã cao hơn chỉ số huyết áp bình thường nên người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống để phòng ngừa tăng huyết áp.
Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên là điểm giới hạn để đưa ra chẩn đoán bệnh huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và vấn đề sức khỏe cũng vì đó mà tăng lên.
Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi
Theo báo cáo gần đây, bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi từ 21 – 65 tuổi được phân chia theo giới tính. Cụ thể, ở tuổi trưởng thành, huyết áp trung bình ở nam giới là:
21 – 25 tuổi: Huyết áp tâm thu 120.5 mmHg và huyết áp tâm trương 78.5 mmHg.
26 – 30 tuổi: Huyết áp tâm thu 119.5 mmHg, huyết áp tâm trương 76.5 mmHg.
31 – 35 tuổi: Huyết áp tâm thu 114.5 mmHg, huyết áp tâm trương 75.5 mmHg.
36 – 40 tuổi: Huyết áp tâm thu 120.5 mmHg, huyết áp tâm trương 75.5 mmHg.
41 – 45 tuổi: Huyết áp tâm thu 115.5 mmHg, huyết áp tâm trương 78.5 mmHg.
46 – 50 tuổi: Huyết áp tâm thu 119.5 mmHg, huyết áp tâm trương 80.5 mmHg.
51 – 55 tuổi: Huyết áp tâm thu 125.5 mmHg, huyết áp tâm trương 80.5 mmHg.
56 – 60 tuổi: Huyết áp tâm thu 129.5 mmHg, huyết áp tâm trương 79.5 mmHg.
61 – 65 tuổi: Huyết áp tâm thu 115.5 mmHg, huyết áp tâm trương 76.5 mmHg.
Đối với phụ nữ, huyết áp bình thường theo độ tuổi là:
21 – 25 tuổi: Huyết áp tâm thu 115.5 mmHg, huyết áp tâm trương 70.5 mmHg.
26 – 30 tuổi: Huyết áp tâm thu 113.5 mmHg, huyết áp tâm trương 71.5 mmHg.
31 – 35 tuổi: Huyết áp tâm thu 110.5 mmHg, huyết áp tâm trương 72.5 mmHg.
36 – 40 tuổi: Huyết áp tâm thu 112.5 mmHg, huyết áp tâm trương 74.5 mmHg.
41 – 45 tuổi: Huyết áp tâm thu 116.5 mmHg, huyết áp tâm trương 73.5 mmHg.
46 – 50 tuổi: Huyết áp tâm thu 124 mmHg, huyết áp tâm trương 78.5 mmHg.
51 – 55 tuổi: Huyết áp tâm thu 112.55 mmHg, huyết áp tâm trương 74.5 mmHg.
56 – 60 tuổi: Huyết áp tâm thu 132.5 mmHg, huyết áp tâm trương 78.5 mmHg.
61 – 65 tuổi: Huyết áp tâm thu 130.5 mmHg, huyết áp tâm trương 77.5 mmHg.
Những yếu tố tác động đến huyết áp bình thường
Chỉ số huyết áp bình thường có thể thay đổi do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thường gặp nhất là yếu tố sinh lý và bệnh lý.
Yếu tố sinh lý
Huyết áp bình thường sẽ tăng cao dẫn khi bạn hoạt động thể chất, tập thể dục với cường độ cao hoặc khi tâm trạng quá phấn khích. Ngược lại, khi nghỉ ngơi, huyết áp sẽ từ từ giảm xuống. Do đó, huyết áp có thể thay đổi bởi những yếu tố sinh lý như:
Độ tuổi;
Sử dụng thuốc;
Tâm lý hồi hộp, lo lắng, stress;
Tư thế ngồi không đúng, đứng lâu;
Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ.
Yếu tố bệnh lý
Những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bình thường có thể kể đến như:
Để kiểm tra huyết áp của mình có phải mức huyết áp bình thường hay không, cách phổ biến nhất là sử dụng máy đo huyết áp. Việc tiến hành đo huyết áp cần thực hiện đúng cách với máy đo cơ hoặc máy đo điện tử tại nhà hoặc các cơ sở y tế. Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy chỉ số huyết áp bất thường có thể chỉ định bạn làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe khác như:
Khi đo huyết áp, nếu kết quả cho thấy huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg, có thể bạn đang bị huyết áp thấp đấy. Nếu chỉ số huyết áp duy trì ở mức độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe như đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh về thận,… Huyết áp quá thấp cũng khiến tim bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh về não, thận,… thậm chí sốc và tử vong nếu không sơ cứu kịp thời.
Trong trường hợp chỉ số đo huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg, bạn có thể đã bị tăng huyết áp. Tình trạng tiền tăng huyết áp là khi huyết áp nằm trong khoảng huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg và mức huyết áp bình thường < 120/80 mmHg.
Làm thế nào để duy trì chỉ số huyết áp ổn định?
Để duy trì mức huyết áp bình thường, ổn định và tránh nguy cơ huyết áp thấp hoặc huyết áp cao, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:
Ăn uống khoa học: Nên tăng cường bổ sung thực phẩm tươi, rau xanh, trái cây, ngũ cốc, giảm lượng muối trong thức ăn, hạn chế uống bia, rượu,…
Tập luyện đều đặn: Nên tập thể dục ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày hoặc 3 – 5 buổi/tuần để duy trì cơ thể khỏe mạnh và ổn định chỉ số huyết áp.
Sinh hoạt lành mạnh: Bạn cần cân đối giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, duy trì tâm trạng ổn định,… để đề phòng nguy cơ tăng huyết áp.
Thường xuyên theo dõi huyết áp: Vì chỉ số huyết áp sẽ không cố định mọi lúc nên việc theo dõi huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn sớm nhận thấy dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời.
Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu đo được mức huyết áp quá thấp hoặc quá cao hơn so với huyết áp bình thường kèm theo những biểu hiện như rối loạn nhịp tim, tím tái, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi,… bạn cần nhanh chóng nhờ đến sự giúp đỡ của người xung quanh, tiến hành sơ cứu và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Mức huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi không giống nhau và tùy theo hoạt động của cơ thể mà huyết áp sẽ thay đổi liên tục. Khi thực hiện đo huyết áp, dù sử dụng máy cơ hay máy điện tử bạn cũng cần làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để xác định được mức huyết áp chính xác nhất tại thời điểm đo.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.