Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đo huyết áp tay nào​? Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách

Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ

Khi cùng lúc đo huyết áp ở 2 tay, đôi khi bạn sẽ thấy chỉ số hiển thị có sự khác biệt. Vậy đo huyết áp tay nào đúng? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra những thông tin về cách đo huyết áp đúng và chuẩn xác.

Đo huyết áp tay nào để có chỉ số chuẩn nhất là thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm, chú ý. Để biết nên đo huyết áp tay trái hay tay phải, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Vì sao huyết áp ở 2 tay có sự chênh lệch?

Trước khi tìm hiểu đo huyết áp tay nào, bạn cũng cần biết thêm thông tin về sự chênh lệch khi đo huyết áp ở 2 tay. Thực tế, đo huyết áp cho thấy có thể xảy ra trường hợp huyết áp tay trái và tay phải không giống nhau, 1 bên tay cao hoặc thấp hơn bên còn lại. Điều này xuất phát chính từ sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như băng tay đeo lỏng hoặc chặt, tâm lý khi đo huyết áp,…

Ngoài ra cũng có không ít trường hợp chỉ số huyết áp ở tay phải cao hơn một chút so với tay trái do cấu trúc giải phẫu của 2 tay. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do hệ thống động mạch bên phải đi từ thân động mạch của cánh tay đầu, vị trí này sẽ gần tim hơn hệ thống động mạch ở tay trái nên khi tim co bóp sẽ làm áp suất hơi ở hệ động mạch bên tay phải cao hơn. Kết quả là huyết áp đo được ở tay phải cao hơn so với tay trái.

Đo huyết áp tay nào​? Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách 1
Huyết áp ở 2 tay hiếm khi bằng nhau hoàn toàn

Chênh lệch huyết áp ở 2 tay: Khi nào bất thường?

Theo các bác sĩ tim mạch, chỉ số huyết áp ở 2 tay sẽ luôn có sự chênh lệch nhẹ, rất hiếm khi bằng nhau hoàn toàn. Nếu mức chênh lệch này không quá lớn, thấp hơn 10 mmHg thì đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi sự chênh lệch huyết áp giữa 2 tay vượt quá 10 mmHg, bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân, nhất là những bệnh lý liên quan đến huyết áp.

Như vậy, những trường hợp có chỉ số huyết áp tay phải cao hơn tay trái không quá 10 mmHg là bình thường, ngược lại, chỉ số chênh lệch cao hơn 10 mmHg được xem là bất thường và có thể xuất phát từ tình trạng chấn thương, xơ vữa động mạch,… khiến động mạch chủ ở tay phải thu hẹp hơn, từ đó tăng sức cản ngoại biên và tăng huyết áp.

Đo huyết áp tay nào​? Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách 2
Huyết áp ở 2 tay chênh lệch quá 10 mmHg có thể biểu hiện tình trạng xơ vữa động mạch

Giải đáp: Nên đo huyết áp tay nào?

Tay trái và tay phải có sự chênh lệch huyết áp, vậy nên đo huyết áp tay nào là đúng nhất? Chuyên gia tim mạch khuyến khích bạn nên thực hiện đo huyết áp ở cả 2 tay, mỗi bên đo vài lần để nhận thấy vấn đề và nắm được chỉ số huyết áp trung bình. Đo huyết áp tay nào? Khi đo huyết áp cả 2 tay bạn sẽ xác định tình trạng bản thân là trường hợp nào trong những trường hợp sau:

  • Huyết áp tối đa < 120 mmHg, tối thiểu < 80 mmHg: Chẩn đoán huyết áp tối ưu.
  • Huyết áp tối đa 120 – 130 mmHg, tối thiểu 80 – 85 mmHg: Chẩn đoán huyết áp bình thường.
  • Huyết áp tối đa 130 – 140 mmHg, tối thiểu 85 – 90 mmHg: Chẩn đoán huyết áp cao hơn bình thường.
  • Huyết áp tối đa 160 – 180 mmHg, tối thiểu 100 – 110 mmHg: Chẩn đoán huyết áp cao tương đối.
  • Huyết áp tối đa trên 180 mmHg, tối thiểu trên 110 mmHg: Chẩn đoán huyết áp cao nghiêm trọng.

Chia sẻ thêm về việc đo huyết áp tay nào, bác sĩ cho biết:

  • Nếu chỉ số huyết áp tay trái cao hơn hoặc bằng tay phải thì những lần đo tiếp theo hãy đo liên tục huyết áp ở tay trái.
  • Nếu chỉ số huyết áp tay phải cao hơn tay trái, những lần đo tiếp theo hãy đo liên tục huyết áp của tay phải.
  • Nếu chỉ số huyết áp đo được ở 2 tay chênh lệch nhau thì nên đo lại, đảm bảo động tác đo đúng theo chỉ dẫn y khoa. Khi đã chắc chắn thực hiện đúng thao tác đo huyết áp nhưng huyết áp 2 tay vẫn chênh lệch, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn sức khỏe.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn xác định đo huyết áp tay nào hiệu quả. Tuy 2 tay sẽ cho chỉ số huyết áp chênh lệch nhưng mức lệch không quá lớn. Trong trường hợp đo được huyết áp của 1 tay cao bất thường so với tay còn lại, bạn nên đo lại một vài lần với thao tác đúng để kiểm tra. Nếu vẫn cho kết quả chênh lệch cao, bạn hãy đến bệnh viện thực hiện đo lại huyết áp và gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Đo huyết áp tay nào​? Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách 3
Nên đo huyết áp tay nào? Bác sĩ khuyến khích nên đo huyết áp ở cả 2 tay

Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách tại nhà

Ngoài việc tìm hiểu đo huyết áp tay nào, bạn cũng cần thực hiện đúng cách đo huyết áp để đảm bảo độ chính xác của chỉ số huyết áp. Khi tự đo huyết áp tại nhà, bạn hãy nắm vững cách đo huyết áp chuẩn dưới đây.

  • Tư thế đo: Người cần đo huyết áp nên giữ tư thế ngồi thoải mái, tâm lý ổn định, thả lỏng và tránh căng thẳng trước khi đi khoảng 5 phút. Tuyệt đối tránh đo huyết áp khi vừa vận động mạnh, leo cầu thang, chạy nhanh, mệt mỏi, quá đói hoặc quá no,…
  • Vị trí đo: Nếu đo ở bắp tay, bạn cần đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt phẳng, đảm bảo sao cho điểm cảm ứng nằm phía trên cách nếp ở khuỷu tay khoảng 2cm. Còn nếu đo huyết áp ở cổ tay, bạn cần đặt cánh tay gập một góc 45 độ và cổ tay nằm ngang tầm với tim để đo đúng nhất.
  • Thao tác đo: Khi đã xác định được đo huyết áp tay nào, tư thế và vị trí đo, bạn tiến hành đeo bao quấn tay và bấm nút điều khiển trên máy để bắt đầu đo. Tư thế đo khi này cần giữ nguyên đến khi màn hình hiển thị kết quả huyết áp.

Lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

Khi thực hiện đo huyết áp tại nhà, bên cạnh việc đo huyết áp tay nào, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Không hoạt động trong lúc đang đo huyết áp để tránh khiến kết quả sai lệch.
  • Nên chọn tư thế đo huyết áp là tư thế ngồi thoải mái, không nên ngồi trên ghế quá thấp so với chiều cao cơ thể.
  • Nên đi tiểu tiện trước khi bắt đầu đo huyết áp vì khi bàng quang căng, chỉ số huyết áp sẽ tăng lên.
  • Vòng bít của máy đo huyết áp phải được cuốn trực tiếp vào tay, tuyệt đối không cuốn thông qua lớp áo, bao tay,… hay bất cứ lớp nào khác.
  • Nên đo huyết áp ở cả 2 tay và chọn lấy kết quả huyết áp ở cánh tay cho kết quả cao hơn.
  • Mỗi ngày nên tiến hành đo huyết áp 2 lần, 1 lần trước khi uống thuốc buổi sáng còn 1 lần sau bữa ăn chiều khoảng 1 giờ.
Đo huyết áp tay nào​? Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách 4
Nên đi tiểu trước khi đo huyết áp để kết quả chính xác hơn

Hy vọng rằng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc đo huyết áp tay nào. Sau khi đo huyết áp, nếu nhận thấy chỉ số cao hoặc thấp hơn mức huyết áp trung bình, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin