Vì sao mất máu thì huyết áp giảm? Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị
Ngày 04/09/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vì sao mất máu thì huyết áp giảm? Đây là một trong những vấn đề quan tâm đến từ người gặp phải tình trạng này. Các bệnh nhân thường xuyên bị tụt huyết áp nhanh chóng sau khi bị mất máu hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn.
Vì sao mất máu thì huyết áp giảm? Điều này là cho huyết áp chính là áp lực máu đã tác động lên thành mạch. Nếu cơ thể bị mất máu, số lượng máu có trong mạch sẽ giảm dần tạo áp lực ảnh hưởng trực tiếp lên thành mạch gây ra tình trạng tụt huyết áp. Bài viết của nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho bệnh nhân.
Lý giải vì sao mất máu thì huyết áp giảm?
Giải đáp được vì sao mất máu thì huyết áp giảm, dưới đây sẽ là một số nguyên nhân cụ thể nhất. Cụ thể như sau:
Giảm thể tích nội mạch: Cơ thể mất máu sẽ khiến lượng máu ở hệ tuần hoàn bị giảm đi. Từ đó, nó gây ra hiện tượng giảm thể tích nội mạch. Khi thể tích nội mạch bị giảm, áp lực máu sẽ cũng giảm gây ra tình trạng tụt huyết áp.
Giảm nhịp tim: Đối với trường hợp bị mất máu, cơ thể sẽ phản ứng thông qua cách tăng nhịp tim để bù đắp cho lượng máu đã mất. Nếu số lượng máu mất quá nhiều, nhịp tim không tăng đủ để bù đắp dẫn đến tình trạng giảm nhịp tim kéo theo giảm huyết áp.
Giãn mạch: Tình trạng mất máu sẽ làm cho các mạch máu giãn nở để tăng lưu lượng đến mô với cơ của cơ thể. Hoạt động này làm ảnh hưởng sức cản của mạch máu gây ra tình trạng giảm huyết áp.
Suy tim: Mất máu nhiều có thể gây ra suy tim làm giảm khả năng co bóp của tim với lượng máu bơm ra ngoài. Do vậy, cơ thể sẽ bị tình trạng huyết áp giảm. Nếu kéo dài, suy tim có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Một số dấu hiệu cơ bản bị tụt huyết áp do mất máu
Để có thể dễ dàng nhận biết tình trạng huyết áp giảm do bị mất máu, bệnh nhân có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản được cung cấp dưới đây.
Các dấu hiệu nhận biết đó là:
Hoa mắt chóng mặt: Đây là do tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi và chóng mặt.
Nhìn mờ: Cơ thể thiếu máu sẽ làm tầm nhìn bị ảnh hưởng.
Đau đầu: Cơn đau đầu có thể xuất hiện khi bị thiếu máu.
Buồn nôn: Dấu hiệu này là khi cơ thể có phản ứng đối với việc mất máu.
Da nhợt nhạt, xanh tái: Tình trạng mất máu làm ảnh hưởng cơ thể khiến làn da tái xanh, thiếu sức sống.
Cảm thấy khó thở: Tình trạng thiếu máu gây ra hiện tượng khó thở hoặc thở gấp ở người bệnh.
Mạch yếu và nhanh: Tình trạng huyết áp giảm khiến cho mạch đập yếu hay nhanh hơn bình thường.
Ngất xỉu: Giảm huyết áp có thể gây ngất xỉu đối với một số trường hợp.
Mất máu sẽ tác động lên huyết áp như thế nào?
Việc mất máu quá nhiều gây ảnh hưởng đến huyết áp trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Một số ảnh hưởng nhất định như sau:
Thiếu máu cục bộ: Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất làm ảnh hưởng đến các mô với cơ quan trọng của cơ thể. Từ đó, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng suy tim, khó thở hoặc đau tức ngực.
Suy tim: Mất máu làm giảm khả năng co bóp với lượng máu bơm ra ngoài dẫn đến đột quỵ hoặc suy tim mãn tính.
Tổn thương các cơ quan khác: Đặc biệt ảnh hưởng đối với phần não, phổi với tim gây tác động không tốt đến chức năng hoạt động của cơ thể.
Phương pháp phòng ngừa mất máu gây giảm huyết áp
Để có thể hạn chế tối đa tình trạng mất máu gây huyết áp giảm, bệnh nhân có thể thực hiện một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mất máu do thiếu chất.
Hạn chế các hoạt động nguy hiểm: Bệnh nhân hãy tránh các hoạt động nguy hiểm có thể gây ra tình trạng chấn thương thể thao làm mất máu.
Điều trị bệnh lý liên quan đến tim mạch: Nếu có dấu hiệu của các bệnh về tim mạch, bệnh nhân cần phải điều trị nhanh chóng để hạn chế tối đa nguy cơ bị huyết áp giảm với suy tim.
Chữa trị các bệnh lý về máu: Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng gây ra mất máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là yếu tố quan trọng nhất để phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.
Mối liên quan hệ giữa huyết áp với mất máu
Vấn đề mất máu và giảm huyết áp có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Nếu bị mất máu, số lượng máu trong hệ tuần hoàn cũng bị giảm đi gây ra tình trạng tụt huyết áp và ngược lại.
Các đối tượng dễ giảm huyết áp khi mất máu
Sau đây sẽ là một vài đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng giảm huyết áp do mất máu. Đó là:
Người lớn tuổi: Cơ thể không đủ sức đề kháng với khả năng tái tạo máu kém sẽ gây ra hiện tượng huyết áp giảm khi mất máu.
Phụ nữ mang thai: Cơ thể của thai phụ sẽ không đủ sức đề kháng với khả năng tái tạo máu kém gây ra tình trạng giảm huyết áp khi mất máu cao hơn trong thai kỳ.
Bệnh nhân có bệnh lý về máu với tim mạch: Suy tim, thiếu máu,... có thể gây ra giảm huyết áp nếu bị mất nhiều máu.
Người gặp phải các chấn thương: Trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng mất nhiều máu gây giảm huyết áp.
Các biện pháp cần thiết khi bị mất máu và huyết áp giảm
Nếu gặp phải tình trạng huyết áp giảm do mất máu bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp cấp cứu tạm thời. Các biện pháp đó là:
Nằm nghiêng người về phía trước: Bệnh nhân hãy nằm nghiêng về phía trước để máu lưu thông tốt nếu gặp phải tình trạng huyết áp giảm do mất máu.
Kê cao chân: Điều này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn và hạn chế tình trạng ngất xỉu.
Điều trị tình trạng mất máu: Bệnh nhân có thể chữa trị bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiến hành phẫu thuật khi bị mất lượng máu quá nhiều.
Chữa huyết áp giảm: Bạn có thể cấp cứu bằng cách tiêm dịch với thuốc tăng huyết áp.
Điều trị triệu chứng liên quan: Bệnh nhân cần điều trị các triệu chứng có liên quan như đau tim, buồn nôn, khó thở,... để giảm biến chứng xảy ra.
Như vậy, thắc mắc vì sao mất máu thì huyết áp giảm đã được giải đáp cụ thể trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Mong rằng qua đó, người đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này và áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh xuất hiện tình trạng giảm huyết áp.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.