Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ thiếu canxi và kẽm cho trẻ em là vô cùng cần thiết vì thiếu canxi trẻ sẽ trở nên còi xương, xương yếu, thấp còi, còn thiếu kẽm sẽ gây biếng ăn ở trẻ.
Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em. Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là 210mg/ngày với trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ trên 6 tháng tuổi là 270mg. Nhu cầu này sẽ tăng lên khi trẻ lớn hơn. Cha mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ tránh tối đa việc bé thừa hay thiếu canxi ở trẻ em mà phải bổ sung đúng liều lượng.
Bị thiếu canxi lâu ngày trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn hay mắc một số bệnh lý khác. Còn bổ sung quá nhiều thừa canxi cũng gây ra những hậu quả không tốt như táo bón, đau xương, buồn nôn, có thể tích tụ làm gây vôi hóa thận, giảm hấp thụ các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie…
- Kết hợp bổ sung vitamin D và tắm nắng để tăng cường hấp thụ canxi.
- Điều trị các trường hợp thiếu Magiê nặng, riêng biệt hay kết hợp khi có thiếu canxi đi kèm thì trong đa số trường hợp phải bù Magiê trước khi bù canxi.
- Do canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến lượng sắt vừa được bổ sung nhanh chóng “bốc hơi” => Không nên uống viên thuốc sắt cùng với sữa.
- Uống canxi vào buổi sáng hoặc trưa (không uống sau 2h chiều).
- Kẽm có vai trò giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy tăng trưởng. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại, đồng thời là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymeraza - chất có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein.
- Trẻ bị thiếu canxi và kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng sẽ khiến trẻ gây biếng ăn do rối loạn vi giác. Tình trạng trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ bị suy dinh dưỡng gầy còm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Kết hợp kẽm với vitamin A, B6, C và phospho để tăng sự hấp thụ kẽm.
- Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thụ kẽm.
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì nguồn bổ sung kẽm tốt nhất và dễ hấp thu chính là sữa mẹ. Thế nhưng lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần bổ sung thêm kẽm qua việc uống sữa hay việc ăn nhiều loại thức ăn giàu kẽm như hải sản: tôm đồng, hàu, lươn, sò, gan lợn, thịt bò, sữa,…
Còn với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, để trẻ dễ hấp thụ kẽm nhất thì mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi sẵn có như họ nhà cam, bưởi, quýt, chanh, …
Hoàng Dương
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.