Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai và làm sao phòng tránh canxi hóa bánh nhau sớm

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Chắc hẳn những ai mới làm mẹ lần đầu đều có những thắc mắc như: Nhau thai là gì? Các cấp độ trưởng thành của nhau thai hay canxi hóa bánh nhau thai sớm có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng mẹ hay không?

Trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về độ trưởng thành của nhau thai và các biện pháp giúp tránh tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm nhé!

Nhau thai là gì?

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ sản sinh ra các tế bào. Tại thời điểm này, một phần tế bào sẽ được phát triển thành em bé, phần còn lại của tế bào sẽ phát triển thành nhau thai.

Nhau thai (thường được gọi tắt là nhau) là cơ quan nối bào tử đang được phát triển với thành tử cung. Theo cách hiểu đơn giản thì nhau thai chính là một bộ phận của thai nhi, có hình tròn giống với chiếc bánh, nó có màu đỏ, phần bề mặt mịn, nối bào thai, chính là dây rốn của em bé với phần tử cung của mẹ. Chức năng chính của nhau thai là thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng, trao đổi không khí và đào thải CO2 giữa mẹ và thai nhi, ngoài ra nó còn bài tiết hormone giúp duy trì thai kỳ.

Nhau thai không có tế bào thần kinh nào, không nằm dưới bất kể sự kiểm soát của não hay tủy sống. Nhau thai có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ mang thai bởi nó giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để trao đổi giữa thai nhi và mẹ bầu thì cứ mỗi một phút sẽ có 550ml được bơm vào tử cung. Tuy nhiên, sau khi em bé chào đời, nhau thai hết nhiệm vụ và sẽ ra đi khỏi cơ thể mẹ.

Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai và làm sao phòng tránh canxi hóa bánh nhau sớmNhau thai là một bộ phận của thai nhi

Độ trưởng thành của nhau thai là gì?

Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của nhau thai trong quá trình phát triển hàng tuần của thai kỳ, cũng chính là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một hiện tượng lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ bầu.

Đối với từng thời kỳ mang thai thì nhau thai sẽ trưởng thành theo mức tương ứng, khi nhau thai đã trưởng thành đến một mức nhất định thì chức năng sẽ càng bị giảm xuống, không còn khả năng cung cấp về chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai

Độ trưởng thành của nhau thai sẽ được chia thành 4 cấp độ: Cấp độ 0, cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 (theo tạp chí Y học chứng cớ JEBMH, năm 2016).

Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai mà mẹ bầu nên biết:

  • Cấp độ 0: Xuất hiện khoảng tầm tuần thứ 12 đến tuần thứ 28. Màng ối không bị rạn nứt, thẳng và mịn. Nhau thai tập trung ở một vùng và không có điểm vôi hóa.
  • Cấp độ 1: Sẽ rơi vào khoảng tuần 30 đến 32 của thai kỳ. Màng ối được xác định rõ ràng, có sự rung động và không bị rạn nứt. Mô nhau được phân tán ngẫu nhiên tại các điểm sáng vôi hóa.
  • Cấp độ 2: Sẽ rơi vào khoảng tuần 36. Màng ối dần hoàn chỉnh và sẽ bị rạn nứt nhiều. Hồi âm phân tán ngẫu nhiên.
  • Cấp độ 3: Tuổi thai trung bình trưởng thành là 38 tuần. Màng ối đã hoàn chỉnh. Các mô nhau thai xuất hiện những vòng tròn canxi hóa bao quanh các thùy, hình thành các đường tăng âm đi từ bản đệm đến bản đáy.
Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai và làm sao phòng tránh canxi hóa bánh nhau sớmBốn cấp độ trưởng thành của nhau thai mà mẹ bầu nên biết

Độ trưởng thành của nhau thai ở mỗi bà mẹ là hoàn toàn khác nhau. Cùng một mẹ nhưng ở mỗi lần mang thai khác nhau thì cũng sẽ có mức lão hóa khác nhau.

Tùy vào cơ địa, sức khỏe của mẹ và em bé, các cấp độ trưởng thành của nhau thai có thể nhanh hoặc chậm. Lão hóa nhanh có thể gặp ở mẹ bầu có tiền sản giật hoặc có thai chậm tăng trưởng. Trưởng thành chậm có thể gặp ở thai kỳ có tiểu đường, chúng không tương đồng nhóm máu Rh mẹ - con.

Tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm có ảnh hưởng như thế nào?

Từng giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ sẽ tương ứng với các cấp độ trưởng thành của nhau thai. Nếu xảy ra tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.

Thai nhi từ 28 – 36 tuần

Những mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36 gặp phải tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm thì cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu hiện tượng canxi hóa bánh nhau thai xuất hiện trước tuần 32 của thai kỳ thì được coi là canxi hóa bánh nhau thai sớm. Một số biến chứng của thai kỳ có liên quan đến tình trạng này như:

  • Băng huyết sau sinh.
  • Nhau bong non.
  • Trẻ có chỉ số Apgar thấp.
  • Trẻ bị đẻ non.

Thai nhi từ 36 tuần trở lên

Khi nhau thai chỉ mới ở tuần 26 mà độ trưởng thành đã đạt đến cấp độ 3 thì có thể tăng nguy cơ cao huyết áp ở mẹ bầu. Theo thông tin của Sở Y Tế thành phố Hà Nội, có tầm khoảng 78% bào thai xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng khi bánh nhau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần thứ 37. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu do thiếu oxy.

Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai và làm sao phòng tránh canxi hóa bánh nhau sớmĐộ trưởng thành của nhau thai diễn ra như thế nào

Nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau thai sớm

Nếu độ trưởng thành của nhau thai diễn ra nhanh hoặc không tương thích với sự phát triển của thai nhi sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho em bé và mẹ.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo như một số nghiên cứu hiện nay thì các yếu tố sau sẽ dẫn đến tình trạng trên:

  • Các mẹ bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau.
  • Phụ nữ mang thai con so.
  • Phụ nữ mang thai khi còn ở độ tuổi quá trẻ.
  • Hút thuốc khi đang mang thai và sử dụng các loại chất kích thích.

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bầu bị stress, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm.

Một số dấu hiệu nhận biết canxi hóa bánh nhau

Mẹ bầu cần phải thông báo ngay với bác sĩ nếu như phát hiện những dấu hiệu dưới đây:

  •  Mẹ bầu thường xuyên có cảm giác khát nước, khô miệng.
  • Các cơ của mẹ bị co cứng và thường thấy đau đầu.
  • Mẹ bầu đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và bị táo bón thường xuyên.
Bốn cấp độ trưởng thành của nhau thai và làm sao phòng tránh canxi hóa bánh nhau sớmĐộ trưởng thành của nhau thai diễn ra nhanh có ảnh hưởng đến mẹ bầu không

Làm sao để tránh tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm?

Để giảm tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm, mẹ bầu nên:

  • Phải chăm sóc sức khỏe thật tốt trước và trong khi mang thai.
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tuân theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ.

Canxi hóa bánh nhau thường xảy ra vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu phải theo dõi những biểu hiện của cơ thể thật chặt chẽ:

  • Các mẹ cần quan tâm các dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời, tránh ảnh hưởng đến em bé.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng, sự phát triển của em bé cũng như lượng nước ối trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Nếu các mẹ có tiền sử nhau tiền đạo hoặc thai nhi chậm phát triển, cần báo ngay cho bác sĩ để có thể theo dõi và có sự chăm sóc đặc biệt.

Bài viết trên đã giải thích rõ về độ trưởng thành của nhau thai và làm sao để tránh tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mang thaiBà bầu