Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân ngón chân cái là gì? Do đâu? Xử lý như thế nào?

Ngày 13/04/2022
Kích thước chữ

Bài viết dưới đây là những kiến thức về tình trạng bong gân ngón chân cái để bạn hiểu thêm về bệnh lý này, cũng như kịp thời đưa ra hướng xử lý phù hợp nếu gặp phải.

Bong gân ngón chân cái có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tình trạng này không còn xa lạ đối với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý vấn đề này, do vậy cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường như sưng tím, thoái hoá khớp.

Bong gân ngón chân cái là gì?

Bong gân ngón chân cái là gì? Do đâu? Xử lý như thế nào? 1 Bong gân ngón chân cái là gì?

Gân là một tổ chức mềm hay còn được gọi là dây chằng, được cấu thành từ collagen. Gân là mô liên kết nối liên 2 đầu xương hoặc cơ với xương để bao bọc và bảo vệ khớp xương. Do vậy, dây chằng giúp tránh khỏi những hư tổn nhờ khả năng chịu lực căng. Các chấn thương dẫn đến tình trạng bong gân làm các khớp xê dịch đột ngột, nếu nguy hiểm có thể khiến trật khớp ra khỏi vị trí bình thường. Bong gân là tình trạng hay gặp và để lại hậu quả xấu nếu không được xử lý và điều trị đúng cách. 

Bong gân ngón chân cái làm các dải mô giữa các xương và ngón chân bị chấn thương. Ngoài ra, nếu bị giãn dây chằng còn có thể khiến việc di chuyển khó khăn hơn. Đây là tình trạng khó lường và rất đáng quan ngại do nó ảnh hưởng đến sức khỏe hơn chúng ta nghĩ. 

Các dấu hiệu gặp phải khi bị bong gân ngón chân cái

Bong gân ngón chân cái là gì? Do đâu? Xử lý như thế nào? 2 Dấu hiệu khi bị bong gân ngón chân cái

Các dấu hiệu của bong gân ngón chân cái với mỗi trường hợp là khác nhau, vì nó còn tùy thuộc vào số lượng mô bị tổn thương. Do vậy, tùy mức độ mà có thể nhẹ nhàng hoặc nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Ở quanh vùng da nhất sẽ thấy đau, sưng, bầm tím, phần khớp ngón chân hạn chế di chuyển.
  • Không chịu được trọng lượng và khả năng di chuyển như bình thường được.
  • Cảm giác nghe được âm thanh “bốp” của âm thanh lệch gân.
  • Cảm thấy tê chân hoặc liệt bàn chân vì tổn thương lên dây thần kinh hoặc mạch máu.
  • Các khớp xung quanh cũng bị ảnh hưởng nên hạn chế trong việc di chuyển.
  • Các chấn thương nặng sẽ bị những cơn đau dữ dội khiến khó khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong vòng 24 giờ đâu thì bong gân gây các cơn đau ngay lập tức. Đặc biệt các tổn thương cũng hay lặp đi lặp lại và nó khó lành hơn bình thường. Cùng xem các cấp độ của bong gân ngón chân cái thường gặp ngay dưới đây nhé!

Các cấp độ bong gân ngón chân cái thường gặp thường gặp

Phụ thuộc vào yếu tố và nguyên nhân chấn thương thì bong gân sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Mỗi mức độ biểu hiện lại tùy thuộc vào cấp độ khác nhau. Bong gân ngón chân cái sẽ được phân thành 3 cấp độ, gồm:

  • Bong gân nhẹ: Trường hợp này lành tính vì dây chằng ở giữa 2 khớp bị giãn ra nhưng chưa bị đứt và rách. Do vậy, cấp độ này có khả năng lành là cao nhất. 
  • Bong gân vừa: Trường hợp này nặng hơn chút khi một, một số hoặc nhiều sợi dây chằng giữa các khớp đã bị giãn ra gây đứt và bị rách ra.
  • Bong gân nặng: Trường hợp này nặng nhất cùng khó lành nhất khi một chùm dây chằng của một khớp đã bị giãn đến mức rách ra. Do vậy, nếu bị bong gân ở cấp độ này phải được xử trí một cách đúng cách và kịp thời. Mặc dù khả năng chữa lành thấp hơn 2 cấp độ trên nhưng cần được điều trị vì nếu không, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Bị bong gân ngón chân cái là do đâu?

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của tình trạng bong gân nếu không cẩn thận. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Nguyên nhân chủ yếu đến từ:

  • Khi chúng ta bị ngã, uốn người.
  • Do chơi thể thao các môn dùng chân nhiều như chạy marathon, đá banh, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis,…
  • Hoạt động mạnh hằng ngày không cẩn thận.
  • Chạy bộ, nhảy ở những nơi gồ ghề, không bằng phẳng, có nhiều chướng ngại vật.
  • Do bị ngã khi trơn trượt hoặc gặp phải tai nạn giao thông.
  • Vấp ngón cái chân vào chân bàn hoặc ghế.
  • Vô tình bị người khác đạp chân lên.
  • Đi giày cao gót không vừa hoặc đi sai cách trong thời gian dài.
  • Chưa khởi động trước khi chơi thể thao hoặc vận động sai tư thế.
  • Bị các vấn đề về xương khớp.
  • Chưa chữa trị kịp thời, dứt điểm đối với những lần bị bong gân trước đó làm bong gân dễ phát sinh lại hơn. 

Đối tượng có thể bị bong gân ngón chân cái

Theo nghiên cứu của bác sĩ cùng các chuyên gia trong nghề thì những đối tượng dễ bị bong gân ngón chân cái nhất, bao gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Người bị béo phì, thừa cân.
  • Trẻ em quá nhỏ.
  • Những người có thân hình quá gầy.
  • Chị em hay đi giày cao gót trong thời gian liên tục.
  • Người có thói quen tập thể dục và chưa khởi động kỹ.
  • Vận động viên chơi các môn thể thao cần sử dụng chân nhiều.
  • Những người có bệnh liên quan đến các vấn đề về xương khớp trước đó.

Cách xử lý khi bị bong gân ngón chân cái

Bong gân ngón chân cái là gì? Do đâu? Xử lý như thế nào? 3 Điều trị bong gân ngón chân cái

Khi bị bong gân cần xử lý như sau để tránh những hậu quả không mong muốn:

  • Phải cho ngừng chảy máu và hạn chế phù nề.
  • Chườm đá lạnh ngay lập tức để giúp dịu cơn đau, co mạch, bớt phù nề.
  • Nếu nặng thì đi viện để được khám và theo dõi sớm nhất.
  • Với trường hợp nặng cần xử trí bằng phẫu thuật, sau đó bất động khớp (có thể bó bột) trong thời gian khoảng 4 tuần lễ.
  • Không nên vận động mạnh, chơi đá bóng hoặc chơi thể thao trong thời gian này.

Chú ý: 

  • Không được xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu lên vết thương hở.
  • Không được chườm nóng.
  • Không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân.
  • Không băng quá chặt.

Qua bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn sẽ hiểu thêm được về tình trạng bong gân ngón chân cái. Với các thông tin trên hy vọng sẽ có ích để bạn hiểu thêm về tình trạng này cũng như có cách xử lý kịp thời. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh. 

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin