Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng mắt là một trong những tình trạng tổn thương mắt do nhiều tác nhân gây ra. Tùy thuộc vào cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng mà ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng phục hồi sau này.
Theo thống kê của bệnh viện mắt trung ương thì bỏng mắt thường xảy ra nhiều ở nam giới, lứa tuổi từ 18 - 55 tuổi. Trẻ em và trẻ vị thành niên cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 30%. Và đa số bệnh xuất hiện ở nông thôn với tỷ lệ là 78%.
Bỏng mắt là tình trạng nhãn khoa đáng lo ngại do tác động nặng nề đến mắt và thường xảy ra ở cả hai mắt. Phụ thuộc vào điều trị sớm hay muộn mới có thể tiên lượng được mức độ phục hồi. Nếu mắt ở tình trạng nặng, thị lực sẽ không thể phục hồi do không có phương pháp điều trị.
Tìm hiểu nguyên nhân, cách sơ cứu cũng như phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ thị lực.
Nguyên nhân gây bỏng mắt có thể kể đến bốn tác nhân chính sau:
Việc sơ cứu bỏng mắt đúng cách sẽ giúp tình trạng phục hồi mắt sau này khả quan hơn. Sau đây là một số lưu ý để sơ cứu khi bỏng mắt:
Rửa mắt là biện pháp sơ cứu đơn giản để loại bỏ tác nhân gây bỏng mắt nhanh chóng, không để các tác nhân này xâm nhập vào các tổ chức bên trong mắt cũng như bảo vệ chức năng mắt.
Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị, chỉ che mắt tuyệt đối không dùng băng mắt. Người nhà nên mang theo nhãn mác, chai lọ dung dịch hóa chất gây tổn thương mắt đến cho bác sĩ nhận biết và nhanh có hướng xử lý chính xác, hiệu quả.
Sau khi được sơ cứu và đưa tới cơ sở điều trị, bệnh nhân sẽ được đo độ pH. Nếu pH chưa trung tính, bệnh nhân sẽ được rửa mắt tiếp cho đến khi pH=7.
Trường hợp mắt đã tổn thương sâu, có thể rửa mắt liên tục bằng cách nhỏ giọt qua hệ thống dây truyền vào mắt, tiến hành rửa sạch lệ đạo để tránh sự viêm dính về sau.
Để chống viêm, bác sĩ sẽ dùng Corticoid toàn thân và tại chỗ trong 10 ngày đầu, tiếp theo thay thế bằng non-steroid, atropin 1% để góp phần giảm đau, chống viêm, chống dính mi.
Sau từ 7 - 21 ngày cần có biện pháp ức chế các men phân hủy protein để chống hoại tử giác mạc.
Sử dụng Tetracyclin để vừa kháng khuẩn vừa có tác dụng ức chế men collagenase, chống nhiễm khuẩn cho mắt.
Bên cạnh đó cần tra thuốc mỡ kháng sinh để phòng tránh dính cầu mi hoặc đặt khuôn chống dính sau khi bị bỏng 2 - 3 ngày. Đối với trường hợp bỏng nặng đặc biệt thì cần chấp nhận dính mi để tăng nguồn nuôi dưỡng cho bán phần trước.
Tra mắt với các chế phẩm chứa nhiều vitamin nhóm A, B, C hoặc tiêm huyết thanh tự thân để tăng cường dinh dưỡng kết mạc. Kết hợp với khẩu phần thức ăn giàu protein và vitamin, uống nhiều nước để thải độc.
Bệnh nhân cũng cần được an ủi, động viên, dùng các liệu pháp tâm lý để thoải mái hơn trong quá trình trị bệnh.
Đối với các trường hợp bị bỏng mắt quá nặng thì cần được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, việc trang bị kiến thức về bỏng mắt là quan trọng để kịp thời sơ cứu từ đó giúp tình trạng hồi phục cho mắt sau này khả quan hơn.
Hoàng Minh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.