Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bướu cổ là bệnh gì? Bướu cổ có di truyền không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Để hiểu hơn bệnh bướu cổ và tìm hiểu về việc bướu cổ có di truyền không thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp bị phình to ra bất thường. Để biết rõ hơn bệnh bướu cổ là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này và bướu cổ có di truyền không thì cùng đọc phần tiếp theo nhé!

Bệnh bướu cổ là bệnh gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ, phía trước khí quản. Tuyến giáp sản xuất hormone thyroxin, giúp điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể như sự trao đổi chất, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.

Bướu cổ là bệnh gì? Bướu cổ có di truyền không? 1
Tuyến giáp sản xuất hormone thyroxin, giúp điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể

Bướu cổ là một bệnh lý tuyến giáp xảy ra do sự rối loạn tự miễn dịch, qua đó dẫn đến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone.

Bệnh lý này thường gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ nằm trong độ tuổi từ khoảng 40 trở đi. Nam giới cũng có khả năng mắc bệnh bướu cổ, tuy vậy tỷ lệ vẫn được cho là thấp hơn so với nữ giới. Theo các thống kê, số lượng nữ giới mắc bướu cổ có thể cao gấp 7 - 8 lần so với nam giới.

Nguyên nhân gây ra bướu cổ

Theo các khảo sát, nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ thường thấy nhất đó chính là:

  • Do mắc phải các bệnh lý tự miễn.
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít iốt khiến mắc bệnh cường giáp.
  • Quá trình đang trong thai kỳ khiến cơ thể thay đổi nội tiết tố.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng có khả năng cao bị mắc bướu cổ.

Triệu chứng của bệnh bướu cổ

Thông thường, bệnh bướu cổ rất khó phát hiện ở giai đoạn bệnh mới hình thành nếu người bệnh không thăm khám chuyên khoa định kỳ. Khi mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm như:

  • Cổ phình to;
  • Tay chân trở nên run bất thường;
  • Sụt cân hoặc có thể tăng cân không rõ nguyên nhân;
  • Tóc rụng nhiều hơn;
  • Dễ gặp các triệu chứng như lo lắng, stress, căng thẳng và đổ mồ hôi.
Bướu cổ là bệnh gì? Bướu cổ có di truyền không? 2
Bệnh bướu cổ rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm

Những dấu hiệu của bướu cổ rất dễ bị lầm tưởng nhầm thành những bệnh lý khác, do đó, muốn có chẩn đoán chuẩn xác thì bạn phải tiến hành thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng ở các cơ sở y tế.

Phân loại bướu cổ

Hiện nay, bướu cổ được chia thành các loại gồm:

  • Bướu cổ đơn thuần (lan tỏa): Đây là dạng bướu cổ phổ biến thường thấy nhất, hay gặp ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh.
  • Bướu cổ đơn nhân: Là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một khối u có chứa đầy dịch. Bướu cổ đơn nhân có thể là bướu lành tính hoặc bướu ác tính.

Bướu cổ đa nhân: Dạng bướu cổ này tương tự như bướu cổ đơn nhân. Tuy nhiên trong tuyến giáp hình thành nhiều khối u.

Bướu cổ nếu không sớm điều trị sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ, biến dạng cổ mà còn có khả năng dẫn đến chèn ép đường thở, khiến người bệnh khó thở, gây nguy hiểm tính mạng.

Bướu cổ có di truyền không?

Có rất nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh bướu cổ có di truyền không?”. Thực chất, hiện nay vẫn chưa có khẳng định nào cho thấy bệnh bướu cổ có tính di truyền.

Tuy vậy, theo các thống kê thì căn bệnh này có tính gia đình. Bởi có liên quan tới môi trường sống, nguồn nước, chế độ dinh dưỡng,…

Do đó, nếu người thân trong gia đình bạn mắc bướu cổ thì bạn cũng có khả năng bị căn bệnh này. Đặc biệt, nếu bạn là nữ ở độ tuổi trên 40 thì nguy cơ mắc sẽ càng cao hơn.

Để đảm bảo nhất, nếu một thành viên trong gia đình được thăm khám và có kết quả mắc bướu cổ thì bạn cùng những người thân khác trong nhà cũng nên đi khám để có thể phát hiện kịp thời. Từ đó có hướng điều trị hiệu quả nhé!

Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ

  • Ăn uống lành mạnh: Hãy đảm bảo cung cấp đủ iốt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Iốt có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, muối iốt, trứng, sữa, các loại rau lá xanh.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có thể cản trở hấp thu iốt: Các thực phẩm có chứa goitrogen, chẳng hạn như bắp cải, cải thảo, cải xoăn, súp lơ, sắn, đậu lima, măng, ngô và khoai lang có thể cản trở hấp thu iốt.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng tuyến giáp, giúp phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả.
  • Tắm nắng: Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, một chất dinh dưỡng cần thiết cho tuyến giáp. Bạn có thể tắm nắng từ 10 - 20 phút mỗi sáng sớm là được.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Do đó, hãy thư giãn và tập các bài tập nhẹ như yoga, thiền định để giải tỏa stress nhé.
buou-co-la-benh-gi-buou-co-co-di-truyen-khong-3.jpg
Hãy xây dựng thực đơn đảm bảo cung cấp đủ iốt để ngừa bệnh bứu cổ

Trên đây là những thông tin về bệnh bướu cổ và giải đáp cho thắc mắc “Bướu cổ có di truyền không?”. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có hướng phòng ngừa tối ưu cho mình. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm các thông tin sức khỏe khác nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm