Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cường giáp là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cường giáp là một rối loạn của hệ thống miễn dịch khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây là một rối loạn tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào của chính cơ thể thay vì bảo vệ chúng khỏi những kẻ xâm lược bên ngoài. Trong bệnh cường giáp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các hóa chất bất thường gọi là immunoglobulin kích thích tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Cường giáp là gì? 

Cường giáp là hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất hormone giáp nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và làm tăng nồng độ hormone giáp tự do trong máu. Đây là bệnh tự miễn với triệu chứng điển hình gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, gầy, sút cân, căng thẳng, run và lồi mắt.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp

Triệu chứng thông thường của cường giáp tương tự giống các triệu chứng cường giao cảm, như sợ nóng, lo lắng, đánh trống ngực, yếu mệt, vã mồ hôi nhiều, tăng thèm ăn, sụt cân, mất ngủ, thiểu kinh, da ấm, ẩm.

Ở bệnh nhân cao tuổi, các dấu hiệu có thể bao gồm run; nhịp tim nhanh; mạch kích động và rung nhĩ, suy tim, mệt mỏi, giảm cân, trầm cảm, mất trí.

Các dấu hiệu mắt bao gồm lồi mắt, co cơ mi trên, mí mắt, và viêm kết mạc nhẹ và phần lớn do cường giao cảm quá mức. 

Bệnh lý da xâm lấn, còn gọi là phù niêm trước xương chày thường chỉ xảy ra trong bệnh Basedow. Thương tổn thường xuất hiện gồm ngứa và ban đỏ trong giai đoạn đầu và sau đó trở nên cứng. Bệnh da thâm nhiễm có thể xuất hiện nhiều năm trước hoặc sau khi cường giáp.

Tác động của cường giáp đối với sức khỏe

Hormon tuyến giáp tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, vì thế rối loạn ở cơ quan này tác động rất lớn đến sức khỏe nói chung. 

Nếu không điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ phù hợp, bệnh nhân cường giáp có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cường giáp

Những người có tuyến giáp hoạt động quá mức ở giai đoạn nặng phải đối mặt với vô số vấn đề, thậm chí có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Bệnh mắt tuyến giáp: Một tình trạng mắt gây ra chứng song thị, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt và thậm chí mất thị lực.

  • Rối loạn nhịp tim: Có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển các cục máu đông, suy tim, các vấn đề tim mạch khác…

  • Cơn bão giáp: Đây là một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng.

  • Các biến chứng khi mang thai như huyết áp cao khi mang thai, cân nặng thai nhi khi sinh thấp, sẩy thai, sinh non.

  • Loãng xương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cường giáp, bao gồm:

  • Cảm giác lo lắng liên tục.
  • Khó ngủ.
  • Đổ mồ hôi bất thường hoặc nhạy cảm bất thường với nhiệt độ ấm.
  • Đánh trống ngực, khó thở hoặc đau ngực.
  • Giảm cân, bất chấp cảm giác thèm ăn bình thường hoặc tăng lên.
  • Cơ bắp yếu hoặc gầy.
  • Sưng tấy hoặc thay đổi da ở bàn chân hoặc cẳng chân, hoặc nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về hình dáng hoặc chức năng mắt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến cường giáp

Cường giáp có thể là kết quả của tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp (thyroxine [T4] và triiodothyronine [T3]) từ tuyến giáp, do các chất kích thích tuyến giáp hoặc do tăng chức năng tuyến giáp tự trị. 

Bệnh Graves (bệnh Basedow) là nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất, đặc biệt ở người trẻ tuổi, với các triệu chứng đặc hiệu chỉ gặp ở Basedow gồm bướu cổ, lồi mắt, bệnh da do thâm nhiễm.

Bệnh Basedow là do tự kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp đối với hormone kích thích tuyến giáp (TSH); không giống như hầu hết các tự kháng thể, gây ra sự ức chế, thì tự kháng thể này lại kích thích, do đó gây ra sự tổng hợp liên tục và bài tiết quá nhiều T4 và T3. Yếu tố di truyền làm gia tăng nguy cơ bệnh Basedow, mặc dù các gen liên quan vẫn chưa được biết đến.

Bệnh sinh của bệnh mắt do thâm nhiễm (gây lồi mắt trong bệnh Basedow) chưa được hiểu biết rõ ràng nhưng có thể là do các globulin miễn dịch tác động trực tiếp trên thụ thể TSH trong nguyên bào sợi và tế bào mỡ trong hốc mắt gây ra giải phóng các cytokine tiền viêm, viêm và tích tụ glycosaminoglycans. 

Các nguyên nhân khác gồm viêm tuyến giáp, bướu đa nhân, cường giáp do thuốc hoặc ăn quá nhiều iod.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) cường giáp?

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cường tuyến giáp cao hơn nam giới từ 2-10 lần. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu:

Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.

Có các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Thiếu máu ác tính: Tình trạng gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin B12.

  • Bệnh đái tháo đường loại 1.

  • Suy thượng thận nguyên phát, rối loạn nội tiết tố.

  • Sử dụng một lượng lớn thực phẩm có chứa i-ốt chẳng hạn như tảo, rong biển hoặc sử dụng các loại thuốc có chứa i-ốt, ví dụ như amiodarone.

  • Người lớn hơn 60 tuổi, đặc biệt phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

  • Đã phẫu thuật tuyến giáp hoặc có vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như bướu cổ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) cường giáp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Cường giáp, bao gồm:

Yếu tố di truyền là yếu tố nguy cơ chính của khả năng mắc bệnh Basedow. Nghĩa là trong một gia đình có cha hay mẹ bị bất thường về tuyến giáp như bướu giáp, basedow… thì con cái sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh Basedow. Ngoài ra bệnh xảy ra với tần suất cao trong gia đình của người bị thiếu máu Biermer, đái tháo đường loại 1, suy thượng thận do tự miễn (bệnh Addison), bệnh nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, giảm tiểu cầu vô căn, hội chứng Sjogren.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cường giáp

Các xét nghiệm gồm: TSH, T4 tự do, T3 tự do hoặc T3 toàn phần, đôi khi đo hấp thụ i-ốt phóng xạ.

Khi nghi ngờ cường giáp, TSH là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất vì TSH bị ức chế ở bệnh nhân cường giáp, ngoại trừ số ít các trường hợp khi nguyên nhân là u tuyến yên tiết TSH hoặc có sự đề kháng tuyến yên với sự ức chế thông thường của hormone tuyến giáp.

T4 tự do tăng trong cường giáp. Tuy nhiên, T4 có thể bình thường ở những bệnh nhân cường giáp thực sự trên nền bệnh lí nặng và nhiễm độc T3. Nếu T4 tự do bình thường và TSH thấp ở bệnh nhân có triệu chứng khó nhận biết và có dấu hiệu cường giáp, thì nên đo T3 huyết thanh để phát hiện nhiễm độc T3; kết quả T3 tăng cao khẳng định chẩn đoán đó.

Phương pháp điều trị cường giáp hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Methimazole và propylthiouracil (PTU)

Các thuốc này ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp. PTU liều cao cũng ức chế chuyển đổi T4 thành T3 ở ngoại vi. Khoảng 1/3 bệnh nhân bị bệnh Basedow thuyên giảm bệnh sau giai đoạn từ 1 đến 2 năm điều trị bằng một trong hai loại thuốc mà không cần thêm điều trị nào khác. Vì an toàn hơn nên methimazole được sử dụng thay cho PTU trừ những trường hợp đặc biệt.

PTU có khả năng gây suy gan nặng ở một số bệnh nhân <40 tuổi, đặc biệt là trẻ em nên hiện nay chỉ được khuyến cáo trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong quý I của thai kỳ, trong cơn bão giáp).

Liều khởi đầu thông thường của methimazole là 5 - 20 mg/lần uống 2 lần/ngày và của PTU là 100 - 150 mg uống mỗi 8 giờ. Khi nồng độ T4 và T3 về bình thường, liều được giảm xuống mức thấp nhất có hiệu quả, thường methimazole 5 - 15 mg một lần/ngày hoặc PTU 50 mg 2 - 3 lần/ngày. Kiểm soát bệnh thường đạt được trong 2 đến 3 tháng. Có thể đạt được kiểm soát bệnh nhanh hơn bằng cách tăng liều PTU lên 150 - 200 mg mỗi 8 giờ. Liều dùng như vậy hoặc liều lượng cao hơn (đến 400 mg mỗi 8 giờ) thường được dùng cho những bệnh nhân nặng, bao gồm những bệnh nhân có cơn bão giáp, để ngăn chặn sự chuyển đổi T4 thành T3. Liều duy trì methimazole có thể được tiếp tục trong một hoặc nhiều năm tùy thuộc bệnh cảnh lâm sàng. 

Carbimazole, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, thuốc được chuyển hóa nhanh chóng thành methimazole. Liều khởi đầu thông thường tương tự như liều methimazole; liều duy trì từ 5 - 20 mg uống 1 lần/ngày, 2,5 - 10 mg 2 lần/ngày, hoặc 1,7 - 6,7 mg 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ bao gồm phát ban, phản ứng dị ứng, bất thường chức năng gan (bao gồm suy gan với propylthiouracil), và khoảng 0,1% bệnh nhân, giảm bạch cầu hạt trung tính. Bệnh nhân dị ứng với một loại thuốc có thể được chuyển sang thuốc khác, nhưng sự nhạy cảm chéo có thể xảy ra. Nếu xuất hiện giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân không thể chuyển sang các loại thuốc khác; có thể sử dụng các liệu pháp khác (như iod phóng xạ, phẫu thuật).

Methimazole có ưu điểm chỉ cần uống một lần/ngày, giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn. Hơn nữa, khi methimazole được sử dụng với liều <20 mg/ngày, mất bạch cầu trung tính ít gặp hơn; với PTU, sự mất bạch cầu hạt có thể xảy ra ở bất kỳ liều lượng nào. Methimazole đã được sử dụng thành công ở phụ nữ có thai và cho con bú mà không có biến chứng ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nhưng một số hiếm các trường hợp methimazole có liên quan đến các dị tật trên da đầu và đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và với bệnh phôi thai hiếm. Do những biến chứng này, PTU được sử dụng trong quý I của thai kỳ. PTU được ưa chuộng hơn trong điều trị cơn bão giáp vì liều dùng (800-1200 mg/ngày) một phần ngăn sự chuyển đổi của T4 thành T3 ở ngoại vi.

Sự kết hợp của liều cao PTU và dexamethasone, cũng làm ức chế mạnh chuyển đổi T4 đến T3, có thể làm giảm các triệu chứng của cường giáp nặng và phục hồi T3 huyết thanh về bình thường trong vòng một tuần.

Thuốc chẹn beta

Các triệu chứng và dấu hiệu của cường giáp do kích thích giao cảm (run tay, đánh trống ngực, lo lắng) có thể đáp ứng với thuốc chẹn beta; propranolol hay được sử dụng nhiều nhất, atenolol hoặc metoprolol có thể thích hợp hơn.

Propranolol được chỉ định trong cơn bão giáp giúp cải thiện triệu chứng (trong vòng 2 - 3 giờ với đường uống và trong vài phút nếu tiêm tĩnh mạch). Esmolol có thể được sử dụng trong ICU bởi vì thuốc này cần phải chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ. Thuốc chẹn kênh calci (verapamil) có thể kiểm soát nhịp tim nhanh ở những bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn beta.

Iốt

Iod ức chế sự giải phóng T3 và T4 trong vài giờ. Iodine được sử dụng để điều trị cơn cường giáp, đối với những bệnh nhân bị cường giáp trải qua phẫu thuật cấp cứu không phải tuyến giáp, vì làm giảm chảy máu tuyến giáp để chuẩn bị trước phẫu thuật cho các bệnh nhân cường giáp cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Iod thường không thường xuyên sử dụng để điều trị cường giáp. Liều thông thường là từ 2 đến 3 giọt (100 đến 150 mg) của dung dịch Kali iod bão hòa uống 3 hoặc 4 lần/ngày hoặc bằng muối natri iod trong 1 L dung dịch muối 0.9% 0,5 đến 1 g truyền chậm cho một lần/ngày.

Các biến chứng của điều trị iốt bao gồm viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc và phát ban.

Iốt phóng xạ (I131, radioiodine)

Tại Hoa Kỳ, Iod phóng xạ thường được khuyến cáo là một lựa chọn điều trị bệnh Basedow và bướu nhân độc tuyến giáp ở tất cả các bệnh nhân, kể cả trẻ em. Liều dùng I131 rất khó điều chỉnh bởi vì không thể dự đoán trước được đáp ứng của tuyến giáp; một số bác sĩ cho liều tiêu chuẩn từ 8 đến 15 mCi. 

Suy giáp thường xảy ra 1 năm sau đó, và tiếp tục tăng mỗi năm. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều nhỏ hơn, tỷ lệ tái phát cao hơn. Liều lớn hơn, ví dụ 10 đến 15 mCi, thường gây ra chứng suy giáp trong vòng 6 tháng.

Iốt phóng xạ không được sử dụng ở phụ nữ cho con bú vì có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây ra chứng suy giáp ở trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ mang thai, thuốc đi qua nhau thai và có thể gây ra chứng suy giáp trạng nặng ở bào thai. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh Basedow có cường giáp tái phát sau 1 liệu trình thuốc kháng giáp và những người từ chối I131, những bệnh nhân không thể dung nạp thuốc kháng giáp, những bệnh nhân có bướu giáp rất lớn, và ở một số bệnh nhân trẻ tuổi có bướu nhân độc và bướu đa nhân. Phẫu thuật có thể được thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi có bướu giáp nhân khổng lồ.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cường giáp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hàng năm đặc biệt ở đối tượng là nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm có thể phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng, người bệnh ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực…người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cường giáp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hàng năm đặc biệt ở đối tượng là nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm có thể phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng, người bệnh ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực…người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đủ i-ốt: Việc thừa hoặc thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp vì vậy chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng i-ốt cần thiết. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng i-ốt hàng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi.
  • Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây…các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ…
  • Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích để phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung.

Phương pháp phòng ngừa cường giáp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Những người bị bệnh cường giáp hoặc rối loạn tuyến giáp tự miễn khác có thể nhạy cảm với các tác dụng phụ có hại của i-ốt. Ăn thực phẩm có lượng lớn i-ốt chẳng hạn như tảo bẹ, rong biển, hoặc các loại rong biển khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh. Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đủ i-ốt: Việc thừa hoặc thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp vì vậy chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng i-ốt cần thiết. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng i-ốt hàng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi.
  • Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây…các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ…
  • Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích để phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung.

Phương pháp phòng ngừa cường giáp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Những người bị bệnh cường giáp hoặc rối loạn tuyến giáp tự miễn khác có thể nhạy cảm với các tác dụng phụ có hại của i-ốt. Ăn thực phẩm có lượng lớn i-ốt chẳng hạn như tảo bẹ, rong biển, hoặc các loại rong biển khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh. Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/rối-loạn-nội-tiết-và-chuyển-hóa/bệnh-lý-tuyến-giáp/cường-giáp?query=cường%20giáp

  2. https://www.drugs.com/health-guide/graves-disease.html

  3. Pharmacotherapy: A pathophysiologic approach

Các bệnh liên quan

  1. Loạn dưỡng mỡ

  2. Giảm tiểu cầu miễn dịch

  3. Bệnh thận đái tháo đường

  4. Bệnh Madelung

  5. Viêm tuyến giáp Hashimoto

  6. Hạ đường huyết tiểu đường

  7. Bệnh Pellagra

  8. Thiếu máu tan máu

  9. Sỏi bùn túi mật

  10. Tăng natri máu