Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá nói riêng hay nhóm thủy hải sản nói chung có chứa hàm lượng protein, omega-3 và các chất dinh dưỡng khác như sắt, kali và vitamin B rất cao. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà nội trợ lo lắng đến tình trạng nhiễm thủy ngân độc hại của các loại thực phẩm này. Họ thường xuyên tự hỏi cá bạc má có chứa thủy ngân không, cá bớp có thủy ngân không khi lựa chọn.
Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình, chúng ta nên lưu ý cách chọn cá phù hợp. Nhất là trước thực trạng thủy ngân xuất hiện ở khắp mọi nơi như hiện nay. Như chúng ta đã biết thì thủy ngân vô cơ có thể hòa tan ngay cả trong nước ngọt và nước biển, hình thành nên hợp chất thủy ngân độc hại.
Các hợp chất này dính vào thực vật phù du và tảo đơn bào, đây cũng là chuỗi thức ăn chính của cá và nhiều loại thủy hải sản khác. Hàm lượng thủy ngân này sau đó sẽ bị lưu “giữ” lại. Do đó nếu ta chế biến chúng thành thức ăn thì vô hình trung cũng tiêu thụ cả lượng thủy ngân đó nữa.
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng & Sức khỏe Cộng đồng (Mỹ) vào năm 2012 đã chỉ ra rằng, hàm lượng thủy ngân cao có thể làm hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Bên cạnh đó còn gây nên các tác động xấu cho não, làm giảm khả năng tập trung cũng như suy giảm trí nhớ, xuất hiện các triệu chứng run rẩy và suy giảm thị lực.
Tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học (Mỹ) cùng năm cũng đưa ra báo cáo nhiễm thủy ngân có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do thủy ngân làm tăng sản xuất các gốc tự do, trong khi chất chống oxy hóa trong cơ thể lại giảm đi, gây stress oxy hóa.
Vậy những loại thủy hải sản chúng ta thường ăn như cá bạc má có chứa thủy ngân không? Thật ra có một quy tắc để tránh dùng phải thủy ngân là lựa chọn theo kích thước của cá hay nhiều loại hải sản khác. Những loại có kích thước bé như cá hồi, cá mòi, sò điệp và tôm có hàm lượng thủy ngân ít hơn rất nhiều so với cá ngừ, cá kiếm…
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân cá bạc má có chứa thủy ngân không hay cá bớp có thủy ngân không thì hãy tham khảo bảng thống kê sau đây.
Cá và nhiều loại thủy hải sản khác là thực phẩm vừa chứa nhiều omega-3 hữu ích cho cơ thể vừa ngon miệng. Tuy nhiên để tốt nhất cho cơ thể, chúng ta nên chọn các loại cá và thủy hải sản chứa ít thủy ngân. Những nhóm cá được đánh giá chứa hàm lượng thủy ngân cao thì cần tránh sử dụng tối đa. Đặc biệt là nhóm phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc những người đang có ý định mang thai càng phải cẩn thận khi lựa chọn.
FDA khuyến cáo các sản phụ, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh xa cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá kình. Bên cạnh đó chỉ nên tiêu thụ từ 2 - 3 phần cá mỗi tuần và không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá. Bởi vitamin A chứa trong chúng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.