Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bơi lội vừa là kỹ năng sống cần thiết lại vừa là môn thể thao có lợi cho sức khỏe của trẻ. Do đó, việc cho bé tập bơi từ sớm là điều rất cần thiết. Để những buổi bơi lội của bé diễn ra được hiệu quả và an toàn nhất, hãy tuân thủ theo các bước cơ bản dạy bơi cho trẻ dưới đây.
Đuối nước chính là một trong những tai nạn phổ biến và là nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ lẫn thanh thiếu niên. Do đó, việc dạy bơi cho trẻ em từ sớm là rất quan trọng, giúp phần nào hạn chế rủi ro khi bé đi chơi, đi dã ngoại hoặc là tham gia những hoạt động ở trường. Dưới đây chính là các bước cơ bản dạy bơi cho trẻ mà bạn nên biết.
Nếu như ngay từ lần đầu tiên đến hồ bơi mà ba mẹ đã đột ngột cho con ngụp lặn dưới nước thì rất có thể trẻ sẽ không cảm thấy hào hứng hoặc là thậm chí là sợ hãi với việc tập bơi lội.
Do đó, nếu như bạn muốn trẻ học bơi nhanh thì điều đầu tiên cần phải làm đó là dạy con yêu thích cảm giác ở dưới nước. Bạn nên bắt đầu với việc cho bé chơi đùa thỏa thích trong lần đầu tiên đến bể bơi, chẳng hạn như là ngồi trên cầu thang hồ bơi cùng con, cùng đùa nghịch, chơi các trò chơi dưới nước, thổi bong bóng hoặc làm quen với việc đeo kính hoặc quần áo bảo hộ, áo phao,...
Bạn hãy đừng nên nôn nóng, hãy làm bất cứ điều gì để lần đầu chơi cùng trẻ ở hồ bơi trở nên thú vị, vui nhộn mà không phải là áp lực hay sợ hãi với việc học bơi.
Một trong những vấn đề đặc biệt khó chịu với trẻ em khi học bơi lội đó chính là cảm giác của tai khi ở dưới nước. Vì vậy, khi mới bắt đầu dạy bơi, bạn nên từ từ giúp cho con làm quen với việc để tai ở dưới nước. Trong lần đầu tiên, bạn nên chỉ cho bé cách để đưa một tai vào nước rồi dần dần tới tai còn lại.
Để cho trẻ nhỏ cảm thấy thư giãn, tò mò và phấn khích, bạn có thể sử dụng thêm âm thanh của các loài cá và để cho con nghe thấy khi đặt tai dưới nước. Một khi trẻ cảm thấy thoải mái với việc này thì toàn bộ quá trình học bơi lội sẽ hạn chế được những chấn thương cho cả ba mẹ lẫn bé.
Khi trẻ đã được chuẩn bị và sẵn sàng cho buổi học bơi chính thức thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là nói với con rằng bạn sẽ không làm bất cứ điều gì mà không báo trước với trẻ.
Để minh chứng trực tiếp cho điều này thì ngay khi bạn muốn đưa trẻ xuống hồ bơi, ba mẹ sử dụng những câu nói trấn an như: “Bây giờ ba/mẹ sẽ đưa con xuống nước nhưng con yên tâm ba mẹ sẽ luôn ở bên cạnh và không để con một mình”. Sau đó, bạn hãy liên tục lặp lại để giúp trẻ có niềm tin như “ba/mẹ vẫn đang giữ được con, con vẫn an toàn, con hãy thể tin tưởng ở ba/ mẹ khi dưới nước”.
Những lời nói và hành động này có thể mang đến tác dụng trấn an bé, giúp bé tin tưởng bạn khi bạn đưa đến khu vực nước sâu hơn. Thực chất đây chính là nguyên tắc rất quan trọng khi dạy bơi cho trẻ em. Bởi nếu trẻ không cảm thấy tin tưởng bạn, trẻ có thể sẽ không thoải mái và tự tin khi học bơi. Kéo theo đó là tăng thời gian học bơi hoặc tệ hơn là trẻ sẽ bài xích, ghét việc học bơi lội.
So với việc giữ cho trẻ nằm ngửa trên mặt nước thì để trẻ nằm sấp sẽ dễ dàng hơn. Ban đầu, bạn nên để con làm quen với cảm giác nghiêng người về phía trước khi ở trong nước và chân ở phía sau để có thể tạo lực đẩy.
Bạn cần biết rằng quá trình trẻ đang tập bơi sẽ không thể giữ cơ thể đứng thẳng trong nước và tự nổi. Vì vậy, cách tốt nhất là giữ trẻ ở tư thế nghiêng về phía trước rồi cho trẻ dùng phao tay.
Trong quá trình này, bạn cũng nên giữ chặt con, nói với trẻ rằng bạn sẽ giúp trẻ hơi nghiêng về trước mà không làm ướt mặt, sau đó bạn hãy hỗ trợ trẻ di chuyển nhẹ nhàng. Khi cảm thấy bé đã thoải mái ở tư thế này, bạn hãy chỉ cho con cách đập tay trong nước để tiến về phía trước rồi sau đó mới chuyển sang dạy con cách đá chân sau để bơi.
Sau vài ngày đến hơn một tuần sau khi thực hiện những bước kể trên, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ việc kiểm soát hơi thở dưới nước cũng như bơi lội một cách độc lập. Nên ghi nhớ việc nhắc lại bạn sẽ làm gì khi ở dưới nước để con cảm thấy yên tâm. Sau đó, thông báo cho trẻ rằng đã đến lúc phải lặn xuống nước để tập luyện cách kiểm soát hơi thở.
Mẹo nhỏ là bạn có thể đếm ngược thời gian nín thở và thổi vào mặt của trẻ trước khi cho con ngụp lặn ở trong hồ bơi. Hành động này có thể giúp trẻ hình thành phản ứng nín thở bằng mũi trước khi chìm xuống nước. Đặc biệt trong quá trình bạn cho con ngụp lặn trong nước, hãy xoay trẻ 180 độ khi đầu trẻ dần chìm xuống nước để hạn chế tình trạng nước xộc thẳng vào mũi.
Mặc dù quá trình dạy trẻ kiểm soát hơi thở dưới nước có thể khiến con bị sặc, chảy nước mắt, nước mũi nhưng đừng lo, điều này là hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là bạn cần cảnh báo trước với trẻ và lấy được sự tin tưởng từ con thì quá trình học bơi sẽ không quá căng thẳng hoặc gây sợ hãi.
Cuối cùng, khi trẻ đã quen với cảm giác dưới nước và có thể tự nổi được thì bạn hãy khuyến khích con tự bơi. Nên bắt đầu bằng cách cho trẻ bám vào thành bể bơi rồi di chuyển ra xa khoảng một sải tay sau đó là khuyến khích trẻ buông tay, cố gắng bơi về phía bạn bằng mọi cách trẻ có thể. Ban đầu có thể trẻ chưa bơi đúng cách được nhưng bạn hãy bình tĩnh dạy và giúp con tự tin cũng như thoải mái hơn với việc di chuyển dưới nước.
Tiếp theo, hãy gia tăng dần khoảng cách để tạo thử thách mới cho trẻ, giúp con tự bơi lội với thời gian lâu hơn. Khi đã biết bơi, trẻ sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích như: Tăng chiều cao, chống nóng,...
Trên đây chính là các bước dạy bơi đơn giản cho trẻ, việc học bơi là một quá trình dài, cần sự kiên nhẫn, quyết tâm của cả cha mẹ và bé. Hãy bình tĩnh đồng hành cùng con trên chặng đường này nhé!
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.