Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm giun sán có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong bất kỳ độ tuổi nào, nhưng trẻ em là đối tượng dễ nhiễm giun và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về những loại giun sán và cách lây nhiễm để có cách phòng tránh hiệu quả.
Giun sán không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người mà qua đường ăn uống, vì thế chúng ta nên vệ sinh cơ thể kĩ lưỡng và thực hiện chế độ ăn chín uống sôi để phòng bệnh hiệu quả.
Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình miệng có 3 môi, có đuôi dài và nhọn. Giun cái đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và trứng phát triển thành ấu trùng, nếu tay chúng ta tiếp xúc với hậu môn mà không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cơ thể mắc giun kim. Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, và khi nhìn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn. Giun kim có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, xâm nhập vào cơ thể gây gây viêm ruột thừa và tệ hơn là gây thiếu máu mạn tính với những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt.
Giun đũa là loại giun có kích thước khá lớn, có chiều dài từ 20 đến 25 cm, thường ký sinh ở ruột non của người. Nguồn lây nhiễm của giun đũa là khi chúng ta tiếp xúc đất mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ. Trẻ em thường chơi đùa bên ngoài, vô thức cho tay vào miệng lên rất dễ lây nhiễm. Biểu hiện mắc bệnh là khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển do giun đũa kí sinh trong làm tắc ruột, chướng bụng, táo bón. Nếu chúng tiến lên ống mật có thể gây tắc mật, viêm sỏi mật và tấn công ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.
Giun móc hay còn gọi giun mỏ trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, hút khoảng 0,2 - 0,34 ml máu/ngày và tiết ra chất chống đông sẽ làm ức chế sản sinh hồng cầu và gây mất máu mạn tính. Vì thế chúng ta có thể thấy biểu hiện của trẻ bị bệnh là da xanh do thiếu máu, đau bụng khi đói và đầy bụng khó tiêu khi ăn no. Trứng giun móc nở trong đất và phát triển thành ấu trùng, có thể lây qua niêm mạc và qua đường ăn uống khi trẻ chơi đùa và không vệ sinh cơ thể, tay chân sạch sẽ.
Giun xoắn sống ký sinh trong ruột của lợn và các loại động vật khác, và lây truyền qua đường ăn uống khi chúng ta ăn phải thịt bị nhiễm ấu trùng giun xoắn và chưa nấu chín.
Đây là loại giun vô cùng nguy hiểm với những dấu hiệu nhiễm giun xoắn ở trẻ mẹ cần nhận biết sớm.
Phù mi mắt kèm theo xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc.
Đau và co cứng cơ ở mặt và vùng cổ, đặc bị khi nhai nuốt và vận động làm hạn chế khả năng vận động của trẻ.
Sốt nhẹ, tăng dần sau 2 - 3 ngày và có thể tăng lên tới 39-40 độ C.
Sau khoảng vài tuần chúng sẽ di chuyển vào ruột và tiếp tục quá trình phát triển thành giun trưởng thành, gây ra những biến chứng về tim mạch và thần kinh có khả năng gây tử vong dao động từ 6-30%.
Giun tóc có màu hồng nhạt hoặc trắng sữa dài khoảng 30 - 50 mm. Chúng thường sinh sống trong môi trường 25 - 30 độ C, độ ẩm trên 80% và có oxy và sẽ bị chết dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời trên 50 độ C.
Tuy nhiên nếu chúng đi vào cơ thể người có thể nhân lên với tốc độ chóng mặt, với mỗi ngày giun tóc cái để khoảng 6.000 trứng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời. Trẻ có thể bị lây nhiễm do do ăn phải những thực phẩm, uống nước có chứa trứng giun tóc không được rửa kỹ và không được nấu chín. Ngoài ra giun tóc cũng có thể lây nhiễm trực tiếp qua tay khi chơi đùa ngoài đất và không rửa sạch sau đó cho vào miệng hoặc dùng dùng tay bóc đồ ăn.
Ở mức độ nhẹ, giun tóc khiến ta thường xuyên đau bụng, táo bón, khó tiêu, nhức đầu, buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây kiết lỵ, sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát do quá trình sa và loét trực tràng.
Sán dây có thể bị lây nhiễm sang trẻ khi chúng ăn thịt bị nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín có chứa nang trùng của sán dây. Một số loại sán dây thường gặp là sán dây lợn và sán dây bò, xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra ấu trùng sán lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương gây đau đầu dữ dội, mù lòa, co giật và động kinh.
Ấu trùng sán lá gan thường tồn tại những loại cá sông, và ốc chưa được nấu chín hoặc các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong...). Sau đó chúng sẽ xâm nhập vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, theo chu kỳ khép kín phát triển thành sán lá gan trưởng thành và ký sinh ở các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải, sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.