Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm đài bể thận: Tổng quan về bệnh và các phương pháp điều trị phổ biến

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm đài bể thận là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến. Tình trạng này có những triệu chứng rất rõ rệt khi đi tiểu buốt và có lẫn máu hoặc mủ. Tuy là tình trạng nguy hiểm nhưng bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn sau khi điều trị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm đài bể thận là gì? 

Viêm đài bể thận là một loại hình cụ thể của nhiễm trùng tiết niệu (UTI) thường bắt đầu ở niệu đạo hoặc bàng quang và đi lên thận.

Bệnh thận đòi hỏi phải được chăm sóc y tế. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhiễm trùng thận vĩnh viễn có thể làm hỏng thận, lây lan đến máu và gây ra nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đài bể thận

Giai đoạn đầu của viêm đài bể thận có thể không có triệu chứng. Triệu chứng cơ năng và thực thể thường mơ hồ và không nhất quán.Một số bệnh nhân có sốt, đau sườn lưng hoặc đau bụng, khó chịu, hoặc biếng ăn. Trong viêm thận bể thận u hạt vàng, có thể sờ thấy 1 khối ở 1 bên.

Các triệu chứng khác bao gồm: Ớn lạnh, đi tiểu nhiều lần, buồn nôn, đi tiểu đau, đau hông lưng, tiểu gấp và ói mửa.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm đài bể thận

Nếu không chữa trị, viêm đài bể thận có thể dẫn đến khả năng biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Suy thận: Có thể dẫn đến tổn thương thận thường gây suy thận mãn tính.

  • Nhiễm trùng huyết: Thận lọc chất thải khỏi máu và sau đó trở lại trong máu với phần còn lại. Nếu có viêm đài bể thận, vi khuẩn có thể lây lan.

  • Biến chứng mang thai: Phụ nữ phát triển viêm đài bể thận trong thai kỳ có thể có tăng nguy cơ mang thai em bé nhẹ cân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng liệt kê ở trên hoặc cảm thấy bất thường ở vùng bụng dưới, bạn nên khám bác sĩ. Nếu bạn có triệu chứng đau bụng dữ dội thì bạn nên đến ngay các phòng cấp cứu. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu thông qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên. Vi khuẩn từ một bệnh nhiễm trùng ở nơi khác trong cơ thể cũng có thể lan truyền qua máu đến thận. Viêm đài bể thận là bất thường thông qua tuyến đường này, nhưng nó có thể xảy ra trong một số trường hợp - ví dụ, khi một cơ quan ngoại lai, chẳng hạn như khớp nhân tạo, van tim bị nhiễm bệnh. Hiếm khi nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thận.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm đài bể thận?

Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ và người già. Những người được đặt ống thông tiểu, có bệnh tiểu đường hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt phì đại cũng có nguy cơ cao bị viêm đài bể thận.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm đài bể thận

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đài bể thận, bao gồm:

  • Trường hợp trào ngược bàng quang – niệu quản, sau khi soi bàng quang – niệu quản, chụp thận ngược dòng.

  • Sau phẫu thuật hệ tiết niệu.

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi ở ngay bể thận , sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, khối u đường tiết niệu, u sau phúc mạc, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, hẹp bể thận niệu quản và có thai…

  • Có ổ viêm khu trú: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm ruột thừa, viêm phần phụ thận.

  • Dị dạng đường tiết niệu làm nước tiểu ứ đọng ở phía trên niệu đạo - bàng quang, niệu quản - đài bể thận vi khuẩn có điều kiện gây viêm tại chỗ và ngược dòng lên.

  • Khi sức đề kháng của cơ thể kém hoặc có các bệnh mạn tính kéo dài, viêm thận - bể thận mạn dễ xảy ra. Đặc biệt là ở người có thai, người có bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, bệnh Gút, bệnh oxalat); bệnh máu ác tính do tế bào ung thư xâm nhập vào vùng vỏ thận cũng có thể gây viêm thận - bể thận mạn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm đài bể thận

Xét nghiệm phân tích nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu và các xét nghiệm hình ảnh thường được thực hiện. Cặn nước tiểu thường ít khi làm, nhưng các tế bào biểu mô thận, trụ hạt, và đôi khi trụ bạch cầu có thể được phát hiện. Protein niệu hầu như luôn luôn hiện diện và có thể ở ngưỡng thận hư nếu trào ngược bàng quang niệu quản gây tổn thương thận nặng. Khi cả hai thận đều bị, các rối loạn về khả năng cô đặc nước tiểu và toan máu tăng clo có thể xuất hiện trước khi xảy ra hiện tượng tăng urê máu.

Nuôi cấy nước tiểu có thể âm tính hoặc dương tính, thường là vi khuẩn Gram âm. Trong viêm thận bể thận u hạt vàng, cấy nước tiểu hầu như luôn luôn mọc P. mirabilis hoặc là E. coli. 

Chẩn đoán hình ảnh

Hình ảnh ban đầu thường là siêu âm, CT xoắn ốc, hoặc chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVU). Hình ảnh đặc trưng của viêm thận bể thận mạn tính (thường là do trào ngược hay tắc nghẽn) là một vết sẹo có kích thước lớn, sâu, phân đoạn, thô, thường mở rộng đến một hoặc nhiều phân thùy thận. Cực trên thận là vị trí phổ biến nhất. Vỏ thận bị mất, và nhu mô thận mỏng. Các vùng mô thận không tổn thương có thể phì đại khư trú tạo nên hình ảnh thận nở rộng không đều. Niệu quản có thể giãn, phản ánh mức độ nặng của trào ngược bàng quang niệu quản. Những biến đổi tương tự có thể xảy ra với lao đường tiết niệu.

Chụp CT được thực hiện để phát hiện sỏi hoặc các tắc nghẽn khác. Hình ảnh cho thấy một khối u vô mạch với một mức độ mở rộng khác nhau xung quanh thận. Đôi khi, để phân biệt ung thư (ví dụ:ung thư tế bào thận), sinh thiết có thể được yêu cầu, hoặc khối mô được loại bỏ trong quá trình cắt thận có thể được kiểm tra.

Phương pháp điều trị viêm đài bể thận hiệu quả

Thuốc kháng sinh cho bệnh thận

Kháng sinh là những dòng đầu tiên của việc điều trị viêm đài bể thận. Những loại thuốc sử dụng và trong bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các vi khuẩn tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu.

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận bắt đầu thuyên giảm trong vòng một vài ngày điều trị. Nhưng có thể cần phải tiếp tục dùng kháng sinh một tuần hoặc lâu hơn. Dùng toàn bộ liều điều trị của thuốc kháng sinh được đề nghị để đảm bảo nhiễm trùng hoàn toàn được loại bỏ.

Viêm đài bể thận nặng

Đối với viêm đài bể thận nặng. Điều trị ở bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh qua một tĩnh mạch ở cánh tay. Thời gian ở lại trong bệnh viện phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Điều trị viêm đài bể thận tái phát

Khi viêm đài bể thận tái diễn thường xuyên hoặc nhiễm trùng trở thành mãn tính, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế của một chuyên gia có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn và có khả năng điều trị được.

Nhiễm trùng thận thường xuyên có thể là kết quả của một vấn đề y tế cơ bản, chẳng hạn như sự bất thường về cấu trúc. Bác sĩ có thể giới thiệu đến một chuyên gia thận (nephrologist) hoặc bác sĩ phẫu thuật tiết niệu thẩm định để xác định xem bất thường tiết niệu có thể gây ra nhiễm trùng. Bất thường cấu trúc có thể cần phải được phẫu thuật sửa chữa.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đài bể thận

Chế độ sinh hoạt:

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

  • Không nên nhịn tiểu: Bạn cũng nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục.

  • Khám định kỳ, phát hiện nhiễm trùng tiềm tàng để điều trị dứt điểm.

  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục - tiết niệu, đặc biệt với nữ giới phải chú ý vệ sinh trong thời kì kinh nguyệt, sau quan hệ,....

  • Rỗng bàng quang sau khi giao hợp: Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi giao hợp sẽ giúp sạch vi khuẩn từ niệu đạo, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

  • Điều trị triệt để các yếu tố thuận lợi: Sỏi, u xơ tiền liệt tuyến... để loại bỏ nguyên nhân làm ứ nước tiểu.

  • Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ ở vùng sinh dục: Sử dụng các sản phẩm phụ nữ, chẳng hạn như thuốc xịt khử mùi hoặc douches, trong khu vực bộ phận sinh dục có thể kích thích niệu đạo.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước, không uống rượu.

  • Nước hoa quả từ trái việt quất có thể làm cho một số loại vi khuẩn không thể dính vào bên trong của bàng quang, giúp bạn tránh tái nhiễm.

  • Đặc biệt những người có tiền sử đái ra sỏi hoặc đang bị sỏi thận - tiết niệu phải lưu tâm đến chế độ uống nước nhiều và chế độ ăn giảm bớt các thức ăn có chứa canxi (xương, sụn, cua…).

Nguồn tham khảo
  1. Msdmanuals.com: https://www.msdmanuals.com/vi/
  2. https://www.dieutri.vn/nieuhoc/viem-dai-be-than
  3. Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế_ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thận tiết niệu.
  4. http://benhvien103.vn/wp-content/uploads/9._Huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-benh-Than-Tiet-nieu.pdf

Các bệnh liên quan

  1. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính

  2. Cơn đau quặn thận

  3. Tổn thương thận cấp

  4. Bí tiểu

  5. Lộn bàng quang

  6. Bệnh thận tắc nghẽn

  7. Tăng acid uric máu

  8. Chấn thương niệu đạo

  9. Đi tiểu nhiều

  10. Hội chứng kẹp hạt dẻ