Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các loại nước muối trong y tế hiện nay được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị đặc hiệu cho những triệu chứng nhất định. Đây là là sản phẩm y tế rất thông dụng trong mỗi gia đình. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem chúng có bao nhiêu loại và lưu ý sử dụng của chúng nhé!
Cách phân loại chính của nước muối trong y tế sẽ dựa trên nồng độ Natri chloride (NaCl) có trong dung dịch để xác định. Dưới đây là danh sách các loại nước muối đang được sử dụng trong y tế hiện nay.
Là dung dịch nước muối có với tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất là 0.9%. Tỉ lệ này có được khi pha 1 lít nước với 9g natri chloride tinh khiết.
Hỗn hợp này được gọi là nước muối Natri Clorid 0.9%, hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là nước muối sinh lý. Nồng độ của dung dịch này đẳng trương cùng với nồng độ của dịch sinh lý trong cơ thể nói chung. Cần phải thỏa điều kiện cân bằng với dịch thể và cũng cân bằng với dịch tế bào của đa số các loại vi khuẩn. Vì đặc điểm này nên nước muối nồng độ này sẽ không có khả năng kháng khuẩn.
Nước muối đẳng trương là loại có với tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất là 0.9%
Nước muối đẳng trương là loại nước muối đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì đặc tính đặc trưng của mình nên khi cơ thể mất nước khi bị tiêu chảy, sốt cao, nôn nhiều… Bạn sẽ được chỉ định tiêm dung dịch NaCl 0.9% để bổ sung dịch thông qua đường tĩnh mạch vào máu. Tuy nhiên các sản phẩm này cần phải đạt tiêu chuẩn khắt khe theo quy định riêng.
Ngoài ra, trong y tế nước muối 0.9% còn được sử dụng với các mục đích sau:
Nước muối đẳng trương được dùng để rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi
So với loại trên thì tỷ lệ ở loại nước muối y tế này cao hơn 0.9%. Nồng độ muối càng cao và đậm đặc thì độ ưu trương sẽ càng mạnh, càng háo nước. Nếu tiếp xúc với tế bào sống loại nước muối này sẽ "rút" nước từ tế bào, khiến chúng bị mất nước, teo nhỏ, bất hoạt, biến dạng, hoặc bị tiêu diệt theo kiểu "chết khô". Cho dù tế bào của cơ thể người hay của vi khuẩn thì cũng đều phải chịu chung số phận như vậy.
Cho nên, nếu muốn có tác dụng kháng khuẩn hay diệt khuẩn, thì cần phải có nồng độ muối đậm đặc hơn dung dịch đẳng trương rất nhiều.
Nước muối ưu trương trên lý thuyết bạn có thể tự pha do không phải lo ngại việc dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích. Thành phần của nước muối ưu trương giúp dịch mũi nhanh chóng được làm loãng và loại bỏ. Phù hợp cho việc giảm thiểu các các triệu chứng như: Nghẹt mũi, sổ mũi, niêm mạc mũi phù nề và sưng viêm…
Dung dịch nhỏ mũi Buona Nebianax 3% được đánh giá cao là giải pháp điều trị không kháng sinh
Nếu như bạn đang tìm kiếm nước muối biển ưu trương phù hợp để sử dụng cho gia đình thì dung dịch muối ưu trương Nebianax 3% Flaconcini sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt sản phẩm đã được kiểm chứng là an toàn không, có phản ứng phụ và có thể sử dụng nhiều lần.
Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này có thể kể đến là giải pháp không kháng sinh giúp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hiệu quả. Được đánh giá an toàn cho mọi đối tượng sử dụng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Dùng dưới dạng khí dung sẽ nâng cao hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, hen phế quản.
Nước muối ưu trương có nồng độ muối cao hơn đẳng trương
Là dung dịch nước muối mà tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất nồng độ thấp hơn 0.9%. Nồng độ muối càng thấp thì dung dịch thu được càng nhược trương. Trên thị trường, bạn có thể thấy đa số loại nước muối này được pha chế với nồng độ 0.65%. Tuy nhiên sản phẩm này không phổ biến như 2 loại nước muối trong y tế kia.
Tương tự như loại nước muối đẳng trương, nước muối nhược trương không có khả năng gây hại cho tế bào. Do đó cũng không có thể diệt được vi khuẩn. Nước muối nhược trương chỉ có tác dụng "rửa trôi" vi khuẩn. Được ứng dụng nhiều để dùng súc miệng, súc họng, rửa vết thương,… Với nồng độ thấp bạn có thể xịt rửa vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Nước muối ưu trương có nồng độ phổ biến là 0.65%
Có thể thấy mỗi loại nước muối trong y tế có đặc tính riêng và phù hợp sử dụng cho những trường hợp nhất định. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần tìm hiểu thật kỹ và sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.