Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thời tiết thay đổi sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho virus gây bệnh dễ tấn công mà đường hô hấp chính là nơi dễ xâm nhập nhất. Chính vì thế bệnh đường hô hấp hay gặp khi thời tiết thay đổi.
Với yếu tố thời tiết như: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi. Do đó cần chú ý đề phòng một số bệnh đường hô hấp thường gặp như sau:
Bệnh nhân hen rất nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ lạnh, khói, bụi, nấm mốc, vi khuẩn, các yếu tố gây dị ứng như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh…Các thể hen suyễn tái phát là: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân bị hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc… bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
Mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là các loại virut… khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm đã nói trên. Khi đã mắc bệnh phải điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Tâm phế mạn: mùa lạnh bệnh nhân tim phổi mạn tính rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh diễn biến nặng đột ngột, khó thở nhiều, có thể chỉ sau vài đợt bệnh cấp là tử vong. Do đó cần biết phòng tránh không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh. Bệnh nhân phải kiên quyết bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Nên làm việc nhẹ, không nên gắng sức. Không nên ăn mặn. Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí. Khi đã bị suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Giữ ấm cơ thể, tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá hoặc ăn kem
Khi thời tiết lạnh ẩm, bệnh nhân thường bị giãn phế quản ướt hay giãn phế quản xuất tiết, với triệu chứng: ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn bội nhiễm. Nhiệt độ lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết, niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ngày 2-3 lần vào mắt, mũi.
Với thành phần chính là keo ong được nhập khẩu trực tiếp từ Brazil, sản phẩm Keo Ong Xanh Green Propolis Tracybee dạng viên mềm giúp bổ sung kháng thể tự nhiên của keo ong, giúp hạn chế quá trình Oxy hóa, giúp kháng khuẩn đường hô hấp, hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.