Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi không nên nấu cho trẻ

Ngày 03/04/2023
Kích thước chữ

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi các mẹ cần biết để tránh lựa chọn khi chế biến món ăn cho trẻ, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi những thực phẩm kỵ nhau có thể sẽ gây dị ứng hoặc làm cho bé bị ngộ độc.

Rau, củ là thành phần không thể thiếu khi các mẹ bỉm muốn áp dụng phương pháp ăn dặm dashi của người Nhật, bên cạnh việc hình thành thói quen ăn đúng giờ và rèn luyện sự tập trung cho bé khi ăn thì dashi còn là cách ăn dặm giúp bé hấp thụ nhiều dưỡng chất cần thiết có trong các nhóm thực phẩm, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ tiêu hóa.

Thế nhưng không phải rau củ nào cũng kết hợp được với nhau, ngược lại còn gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của bé, vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin của các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi để các mẹ bỉm tránh mắc phải nhé.

Vì sao nên áp dụng nước dashi vào thực đơn ăn dặm của trẻ?

Cách ăn dặm của người Nhật hiện nay được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều mẹ bỉm phần lớn nhờ hàm lượng dinh dưỡng mà phương pháp này mang lại cho các bé khi có nguồn chất xơ từ các loại rau củ cùng với các chất sắt, protein có trong cá, rong biển rất tốt cho hệ tuần hoàn, đặc biệt là nước dashi hoàn toàn từ thành phần tự nhiên, không chất bảo quản nên các mẹ bỉm rất an tâm khi sử dụng.

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi tuyệt đối không được nấu cho trẻ 1Người Nhật nổi tiếng với nhiều phương pháp nuôi dạy và rèn luyện tính tự lập cho trẻ

Nhờ vào lượng dinh dưỡng có trong thực đơn ăn dặm khi kết hợp cùng nước dùng dashi, hệ miễn dịch cho bé còn được nâng cao, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tăng cường phát triển trí não và phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra nước dùng dashi khi được nấu với cá ngừ còn giúp bé thư giãn, giảm thiểu căng thẳng và ngủ sâu giấc.

Nước dashi có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, điển hình là nấu với rau củ, cá ngừ, nấm đông cô, rong biển,… Dù là nguyên liệu nào thì cũng mang hương vị thơm ngon đặc trưng và nhiều dinh dưỡng, các mẹ có thể xây dựng thực đơn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau giúp bé thay đổi khẩu vị ăn ngon miệng hơn,quan trọng là nước dashi còn có thể trữ đông trong vòng 1 tuần để tiết kiệm thời gian cho mẹ khi chế biến.

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi các mẹ cần lưu ý

Tuy rau củ là nhóm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ và vitamin cần thiết cho trẻ nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nhau, thậm chí nếu không biết sẽ vô tình dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ, dưới đây là một số nguyên tắc các mẹ cần lưu ý để tránh các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi cho bé đạt hiệu quả nhất.

Khoai tây, khoai lang và cà chua

Cả ba loại quả đều thuộc dạng thực phẩm lành tính, nếu ăn cùng một lúc thì dạ dày của bé sẽ khó hấp thu, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy cho trẻ.

Bí đỏ với cải bó xôi

Mặc dù khi ăn riêng sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng khi kết hợp thì hàm lượng enzyme có trong bí đỏ sẽ làm bão hòa và phá hủy lượng lớn vitamin C có trong cải bó xôi, làm giảm đồng thời giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi tuyệt đối không được nấu cho trẻ 2Cải bó xôi và bí đỏ là hai thực phẩm kỵ nhau không tốt cho trẻ nhỏ

Cà rốt với củ cải trắng

Tương tự với bí đỏ và cải bó xôi, tuy cả hai đều là loại củ tốt cho cơ thể nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau thì lại không tốt cho bé, cụ thể hàm lượng vitamin C có trong củ cải trắng rất cao sẽ bị phân hủy bởi enzyme trong cà rốt dẫn đến lượng dinh dưỡng bị mất đi, còn gây nguy cơ khó tiêu, chướng bụng ở trẻ nhỏ.

Trên đây là các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi phổ biến nhất mà các mẹ bỉm cần lưu ý, mọi người có thể sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khác chỉ cần tránh một số trường hợp như trên, ngoài ra để bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho trẻ thì các mẹ có thể tham khảo các loại rau không có vị đắng, chát như nước luộc rau cải ngọt, susu, bắp cải,…

Hướng dẫn cách nấu nước dashi thơm ngon từ các loại rau củ kết hợp

Sau đây là các bước quen thuộc để nấu nước dashi đơn giản từ các loại rau củ nhất, các mẹ có thể tham khảo qua nhé:

Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi tuyệt đối không được nấu cho trẻ 3Mía cũng là thực phẩm phổ biến được sử dụng để nấu nước dashi cho trẻ
  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn các loại rau củ quả để nấu nước dashi. Chuẩn bị 5 - 6 loại rau củ quả được rửa sạch và cắt khúc nhỏ, bí quyết nhỏ là các mẹ nên chọn rau theo mùa cho các con để tránh được trường hợp sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm như bí ngô, ngô nếp, mướp, cà rốt, mía, susu,…
  • Bước 2: Thực hiện nấu nước dashi. Cho các nguyên liệu được chuẩn bị vào nồi và đổ nước khoảng một đốt tay, lúc này các mẹ cần phải xác định thứ tự bỏ các nguyên liệu vào, ví dụ các thực phẩm như mía, bắp, đậu,… sẽ cho vào trước khi sôi khoảng 15 phút. Còn khoai tây, khoai lang, cà rốt, susu,… cho vào nồi sau với tổng thời gian nấu trung bình từ 30 – 40 phút.
  • Bước 3: Sau khi nấu xong, các mẹ lược bỏ phần nước để nguội và bỏ vào khay trữ đông, có thể sử dụng khay đá nhỏ hoặc khay 15 - 30ml để lấy ra dùng dần.

Qua những gợi ý về các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi thường được áp dụng trong thực đơn ăn dặm của trẻ, hi vọng các bố mẹ sẽ xây dựng được thực đơn phù hợp cho các bé để đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp một cách tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin