Long Châu

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa chứng khó tiêu hiệu quả

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khó tiêu không phải là bệnh, mà là tập hợp nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa và nhiều bệnh tiêu hóa cụ thể khác. Hầu như ai cũng trải qua các cảm giác đầy hơi, ậm ạch, ợ chua… nhiều lần trong đời. Mọi người thường cảm thấy khó tiêu sau khi ăn các bữa ăn lớn. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể khiến bạn phát triển các triệu chứng khó tiêu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Khó tiêu là gì? 

Khó tiêu là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần trên của bụng; cảm giác này thường tái phát. Nó tập hợp các nhóm triệu chứng tiêu hóa có thể được mô tả như  đầy hơi, khó chịu, ợ chua, buồn nôn, nhanh no, cảm giác đầy sau bữa ăn, cồn cào, hoặc nóng rát. Khó tiêu có thể là biểu hiện của một rối loạn tiêu hóa nhẹ như sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, đau dạ dày… Tình trạng này sẽ tự hết sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu khó tiêu kéo dài thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, thiếu máu… thì bạn nên khi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý trầm trọng hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của khó tiêu

Các dấu hiệu của chứng khó tiêu có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau bụng hoặc chướng bụng.

  • Ợ nóng.

  • Buồn nôn.

  • Nôn mửa.

  • Nhanh chóng cảm thấy no trong bữa ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng.

  • Cảm giác nóng trong dạ dày hoặc thực quản.

  • Bị đầy hơi hoặc ợ hơi.

  • Chất nôn có máu hoặc trông giống như bã cà phê.

  • Giảm cân không giải thích được.

  • Phân đen.

  • Khó nuốt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì khó tiêu có thể là một triệu chứng của căn bệnh tiềm ẩn khác nên bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Nôn mửa nghiêm trọng hoặc có máu trong chất nôn của bạn.

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

  • Khó nuốt.

  • Tức ngực.

  • Vàng da vàng mắt.

  • Khó thở.

  • Ợ nóng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh khó tiêu và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến khó tiêu

Một số nguyên nhân phổ biến sau đây có thể dẫn đến chứng khó tiêu:

  • Đây có thể là kết quả của việc ăn nhiều hoặc ăn quá nhanh, nằm xuống quá sớm sau khi ăn có thể khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và chất béo, lactose , gluten và các chất không dung nạp khác cũng tăng rủi ro bị chứng khó tiêu.

  • Sử dụng chất kích thích như hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, cà phê.

  • Thần kinh bị căng thẳng hoặc gặp một số vấn đề rối loạn tâm lý.

  • Khó tiêu có thể là một tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc. Thuốc chống viêm không steroid , chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen , là một trong những nhóm thuốc có thể gây khó tiêu. Thuốc kháng sinh , thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và gây khó tiêu như một tác dụng phụ.

  • Khó tiêu cũng là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiêu hóa như: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ung thư dạ dày, loét dạ dày, lactose, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm dạ dày

  • Đôi khi bạn có thể bị khó tiêu mà không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ y học cho điều này là chứng khó tiêu chức năng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải khó tiêu?

Chứng khó tiêu không nên được hiểu như là một căn bệnh, nó là triệu chứng của một căn bệnh khác và sẽ xảy ra với hầu hết mọi người theo thời gian. Khó tiêu có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải khó tiêu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu, bao gồm:

  • Sử dụng chất kích thích như hút thuốc, uống rượu gây viêm gan;

  • Ăn quá nhiều và quá nhanh;

  • Căng thẳng và mệt mỏi.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khó tiêu

Bác sĩ của bạn có thể sẽ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi về tiền sử bệnh và thói quen ăn uống của bạn. Bạn cũng có thể trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang vùng bụng của bạn để xem có bất kỳ bất thường nào trong đường tiêu hóa của bạn hay không.

Họ cũng có thể thu thập mẫu máu, hơi thở và phân để kiểm tra một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu khám nội soi để kiểm tra các bất thường ở đường tiêu hóa trên của bạn.

Trong quá trình nội soi , bác sĩ đưa một ống nhỏ có gắn camera và dụng cụ sinh thiết qua thực quản vào dạ dày của bạn. Sau đó, họ có thể kiểm tra niêm mạc của đường tiêu hóa để tìm các bệnh và thu thập các mẫu mô.

Phương pháp điều trị khó tiêu hiệu quả

Điều trị theo tình trạng cụ thể. Bệnh nhân không thấy có tình trạng bệnh lý nào sẽ được theo dõi theo thời gian và trấn an. Các triệu chứng được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2, hoặc thuốc bảo vệ tế bào.

Các thuốc tăng nhu động (ví dụ: Metoclopramide, erythromycin) được cho dùng dưới dạng nhũ dịch cũng có thể điều trị thử trên những bệnh nhân bị khó tiêu giống rối loạn nhu động ruột. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng về việc ghép loại thuốc này cho phù hợp các triệu chứng cụ thể (ví dụ: Trào ngược với rối loạn nhu động) sẽ tạo ra sự khác biệt. Misoprostol và thuốc kháng cholinergic không hiệu quả trong điều trị khó tiêu cơ năng. Các loại thuốc làm thay đổi nhận thức cảm giác (ví dụ: thuốc chống trầm cảm ba vòng) có thể hữu ích.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khó tiêu

Chế độ sinh hoạt:

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

  • Hãy cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc;

  • Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, cố gắng duy trì cân nặng vừa phải

  • Thảo luận với bác sĩ của bạn để thay thế các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs và aspirin;

  • Giảm căng thẳng thông qua yoga hoặc liệu pháp thư giãn

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn lượng thức ăn phù hợp cho mỗi bữa, không ăn quá nhiều;

  • Tránh ăn đêm quá muộn nếu bạn bị khó tiêu lúc đêm;

  • Tránh các thức ăn cay, béo có thể kích thích chứng ợ nóng;

  • Ăn chậm;

  • Giảm lượng cà phê, nước ngọt và rượu bạn tiêu thụ.

Nguồn tham khảo
  1. Msdmanuals.com: https://www.msdmanuals.com/vi/
  2. Healthline.com: https://www.healthline.com/health/indigestion

Các bệnh liên quan

  1. Hẹp môn vị phì đại

  2. Viêm ruột mạn tính

  3. Mang thai

  4. Viêm đường mật nguyên phát (PBC)

  5. Thoát vị khe hoành

  6. Bệnh gan sung huyết

  7. U hạt mạn tính

  8. Tăng áp tĩnh mạch cửa

  9. Sán lá ruột

  10. Bệnh nang gan