Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sẹo được hình thành sau quá trình da bị tổn thương. Tùy loại tổn thương, cơ địa và cách chăm sóc vết thương mà loại sẹo hình thành sẽ khác nhau. Trong bài viết này nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các loại sẹo.
Sẹo là kết quả của quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Các vết sẹo có hình dáng, kích cỡ, đặc điểm khác nhau và được phân thành các loại khác nhau. Mỗi loại sẹo lại cần có cách điều trị riêng. Vì vậy, việc hiểu rõ về từng loại sẹo là vô cùng cần thiết trong điều trị sẹo. Có các loại sẹo nào? Phương pháp trị sẹo như thế nào. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây!
Sẹo là một mô sợi được hình thành để thay thế cho một vùng da bị tổn khuyết do bỏng, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt thường ngày... Sẹo là kết quả của quá trình liền vết thương tự nhiên. Khi ta bị thương, vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn tự chữa lành gồm: Phản ứng sưng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn sửa chữa, tái tạo. Toàn bộ quá trình này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm lành vết thương tự nhiên như:
Các yếu tố này cũng dẫn đến việc hình thành các loại sẹo khác nhau. Vậy sẹo gồm những loại nào?
Tổ chức sẹo được cho là bình thường khi bề mặt sẹo phẳng như những vùng da xung quanh, mềm, hơi bóng. Các mô sẹo sẽ mờ dần, ban đầu là màu đỏ hồng, sau đó chuyển sang thâm nâu rồi cuối cùng là màu trắng bạc. Loại sẹo này thường hình thành do những tổn thương mức độ nhẹ, vết thương nông trên da.
Sẹo lồi hình thành do sự tăng sinh collagen quá nhiều khiến mô phát triển quá mức. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của sẹo lồi là bề mặt nổi cộm, nhô hẳn lên so với vùng da xung quanh. Ban đầu, sẹo có màu đỏ hoặc đỏ tím do có nhiều mạch máu dưới da. Sau đó, theo thời gian màu vết sẹo sẽ nhạt bớt đi do mạch máu co lại.
Chúng có thể gây cảm giác ngứa, căng cứng, hơi đau và gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Kích thước của sẹo lồi có thể tăng dần theo thời gian bởi sẹo vẫn có thể phát triển khi vết thương đã lành. Khi sẹo ở gần các khớp xương, chúng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường.
Trong các loại sẹo, sẹo co rút là hậu quả của những tổn thương da do tai nạn hoặc do bỏng. Sẹo co rút ăn sâu vào da, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây kéo rút da và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Sẹo phì đại tương tự như sẹo lồi, thường có kích thước lớn và màu đỏ. Tuy nhiên, chúng không mở rộng khỏi vùng da bị thương như sẹo lồi. Sẹo phì đại cũng hình thành do sự sản xuất quá nhiều collagen tại vị trí vết thương nhưng lượng collagen được sản sinh không nhiều như ở sẹo lồi. Sẹo phì đại có thể nhạt màu và phẳng hơn trong vài năm. Loại sẹo này cũng gây mất thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu.
Sẹo lõm cũng là loại sẹo thường gặp nhất trong số các loại sẹo. Sẹo lõm hình thành do sự thiếu hụt các mô dưới da, khiến vùng da quanh vết thương bị kéo xuống tạo thành vết lõm. Loại sẹo này có thể là hậu quả của mụn trứng cá hoặc vết thủy đậu... Sẹo lõm lại được phân chia thành nhiều loại, tùy theo hình dáng và biểu hiện như: Sẹo lõm dạng lượn sóng, ẹo lõm chân vuông, sẹo lõm chân đá nhọn.
Trước hết, các loại sẹo đều gây mất thẩm mỹ. Nếu chúng xuất hiện ở những vùng hở như cánh tay, cẳng chân, khuôn mặt và khi diện tích vết sẹo lớn, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người mang sẹo. Phần lớn trong số họ sẽ cảm thấy mặc cảm về ngoại hình, thiếu tự tin trong giao tiếp. Những vết sẹo đôi khi cũng “lấy cắp” nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống.
Nếu sẹo, nhất là sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo co rút nằm ở các vùng khớp ngón tay, chân, khuỷu tay, chân, bàn tay... có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Nhiều người bị sẹo ở bàn tay gây dính các ngón tay, ảnh hưởng đến khả năng vận động linh hoạt của bàn tay.
Những trường hợp bị sẹo nặng trên khuôn mặt còn phải đối mặt với sự xa lánh, cô lập của người ngoài xã hội. Điều này có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí là trầm cảm.
Sẹo là một dạng tổn thương vĩnh viễn trên da nên rất khó có thể xóa sẹo hoàn toàn. Hầu hết sẹo đều có thể mờ dần và nhạt màu dần theo thời gian. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình này, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sẹo. Các loại sẹo khác nhau sẽ phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ da liễu. Dưới đây là những phương pháp trị sẹo được áp dụng phổ biến nhất:
Tiêm corticosteroid trực tiếp vào vết sẹo để giảm các triệu chứng đau và ngứa đồng thời làm giảm kích thước của các loại sẹo phì đại, sẹo lồi. Kết quả nghiên cứu ghi nhận phương pháp này có thể làm giảm ít nhất 50% kích thước sẹo. Tuy nhiên, tiêm corticosteroid cũng có các tác dụng phụ như: Da mỏng hơn, tại vị trí tiêm có thể xuất hiện đốm đen, sẹo có thể tái phát.
Tấm gel silicone mỏng và có thể tự dính, thích hợp để dùng sau khi vết thương liền miệng. Bạn cần đắp tấm gel này mỗi ngày, trong nhiều tháng liên tục. Và việc này có thể tiềm ẩn tác dụng phụ là ngứa, phát ban tại vị trí đắp.
Phương pháp này sẽ tác động để “đóng băng” vết sẹo, khiến mô sẹo bị phá hủy. Áp lạnh là phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ngứa rát, giảm kích thước sẹo lồi. Hiệu quả giảm kích thước sẹo có thể lên đến hơn 50%.
Bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ sẹo, nhằm giảm kích thước các sẹo lồi, đặc biệt là sẹo lồi có thể làm cản trở khả năng vận động. Sau khi phẫu thuật, vết sẹo vẫn có khả năng quay trở lại.
Liệu pháp laser ứng dụng các tia laser với bước sóng phù hợp hoặc nhuộm xung để có thể cải thiện tình trạng sẹo. Phương pháp này cũng có thể kết hợp với phương pháp tiêm thuốc để gia tăng hiệu quả.
Dùng kem trị sẹo được cho là cách tiện lợi và kinh tế nhất. Các sản phẩm trị sẹo thường có dạng gel hoặc kem bôi, được đóng thành tuýp nhỏ rất tiện mang theo bên mình. Một số sản phẩm kem trị sẹo được người dùng đánh giá cao về hiệu quả như: Bepanthen Anti-Scar, Rejuvaskin Scar Esthetique Silicone, Dermatix, …
Các loại sẹo gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý của “khổ chủ”. Vì vậy, bạn nên thăm khám ở những địa chỉ uy tín để được hướng dẫn trị sẹo đúng cách.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.