Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân bị viêm xoang muốn kiểm soát bệnh hiệu quả cần được điều trị bằng thuốc. Vậy đâu là các loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau? Dưới đây là những loại thuốc người bệnh thường được bác sĩ tư vấn sử dụng.
Viêm xoang có nhiều loại như viêm xoang hàm, viêm xoang bướm hay viêm xoang sàng sau. Những bệnh nhân bị viêm xoang sàng sau đều rất quan tâm đến các loại thuốc điều trị. Nếu chưa biết thuốc điều trị viêm xoang sàng sau gồm những loại nào, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Con người có các loại xoang khác nhau như: Xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán, xoang sàng sau và xoang bướm. Các xoang này nằm ở vị trí khác nhau và có kích cỡ khác nhau. Xoang sàng sau nằm phía sau xoang sàng trước, hướng phía sau gáy. Đặc điểm của xoang này là thông với mũi bằng một ống rất nhỏ. Cấu tạo này khiến dịch mủ dễ bị tích tụ và ứ đọng trong hốc xoang nhưng lại khó thoát ra ngoài.
Viêm xoang sàng sau là tính trạng xoang sàng sau bị vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công gây viêm nhiễm. Lớp niêm mạc lót trong hốc xoang khi bị viêm sẽ phù nề, sưng tấy, khiến dịch hô hấp trong hốc xoang không thể thoát ra ngoài. Dịch ứ đọng sẽ thành mủ và càng khiến triệu chứng viêm thêm trầm trọng.
Người bị viêm xoang sàng sau thường bị đau vùng sau gáy, cảm giác đau có thể lan xuống vai. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị ngạt mũi, đỏ mắt, sưng mắt, viêm mắt hoặc chảy nhiều ghèn mắt. Nếu viêm xoang sàng sau không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến các hốc xoang khác ở vùng đầu.
Theo các bác sĩ, viêm xoang sàng sau là dạng viêm xoang nặng và khá khó điều trị dứt điểm bởi vị trí xoang nằm sâu bên trong và cấu trúc xoang hạn chế thoát mủ ra ngoài. Nếu người bệnh không dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng sau sớm, bệnh dễ tiến triển thành viêm xoang sàng sau mãn tính.
Ngoài ra, viêm xoang sàng sau dễ gây biến chứng nguy hiểm như: Giảm thị lực, viêm thần kinh thị giác phía sau hốc mắt, nếu nặng có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Dịch tiết mủ ở xoang sàng sau chảy vào lỗ mũi, ứ đọng ở vòm họng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp.
Không ít bệnh nhân viêm xoang sàng sau bị viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính hoặc hạt xơ dây thanh. Người lớn tuổi nếu mắc viêm xoang sàng sau dễ bị viêm khí quản, viêm phế quản mãn tính, viêm giãn phế quản.
Ngoài điều trị tại chỗ để đảm bảo xoang được thông thoáng, dịch tiết được dẫn lưu ra ngoài, người bệnh còn có thể được bác sĩ chỉ định bằng các loại thuốc giảm viêm xoang. Thuốc chữa viêm xoang sàng phổ biến nhất là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống dị ứng và các loại thuốc khác.
Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm xoang do vi khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, phổ biến nhất là Penicillin tổng hợp. Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng sang các xoang khác. Người bệnh dị ứng với Penicillin có thể được thay thế bằng các loại kháng sinh khác như: Trimethoprim, Sulfamethoxazole và Bactrim.
Dùng kháng sinh để điều trị xoang sàng sau cần uống liên tục từ 14 - 21 ngày. Một số trường hợp bị viêm xoang sàng sau mãn tính hoặc đã tái phát nhiều lần và dùng kháng sinh nhiều lần, vi khuẩn có thể giảm nhạy cảm với các loại kháng sinh kể trên. Lúc này bác sĩ sẽ thay thế bằng nhóm kháng sinh Cephalosporin.
Các loại thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa dẫn xuất của corticoid như Beclomethasone, Fluticasone, Triamcinolone, Mometasone,... cũng là thuốc trị viêm xoang sàng sau cho cả viêm xoang sàng sau cấp tính và mãn tính. Loại thuốc này có tác dụng ức chế và giảm phản ứng viêm ở niêm mạc, giúp mũi thông thoáng nhanh chóng. Với cơ chế ức chế miễn dịch, thuốc xịt mũi chứa corticoid cũng có tác dụng kháng dị ứng.
Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau này, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như: Kích ứng mũi, chảy máu cao, đau đầu, buồn nôn. Mức độ phản ứng tùy vào cơ địa mỗi người.
Các thuốc co mạch dạng xịt bác sĩ thường tư vấn cho người bị viêm xoang sàng như: Naphazolin, Xylometazolin, Pseudoephedrine,... Thuốc sẽ phát huy tác dụng ngay sau khi sử dụng chỉ từ 1 - 3 phút. Loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng sung huyết mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, bị nặng mặt do dịch ứ đọng nhiều trong các hốc xoang.
Nhóm thuốc co mạch dạng xịt thường được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là nguy cơ nhờn thuốc cao hơn các thuốc dạng uống. Ngoài ra, thuốc gây ra một số tác dụng phụ khá nặng như loét mũi, hoại tử niêm mạc mũi ở trẻ em, giãn đồng tử,… Vì vậy, dùng thuốc co mạch dạng xịt, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian sử dụng và liều lượng.
Nếu nguyên nhân gây viêm xoang sàng sau là nấm men, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng nấm như: Voriconazole, Amphotericin B. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng porphyrin niệu cấp tính và dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc sẽ không được sử dụng.
Trong số các loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau, các bác sĩ cùng có thể kê thuốc kháng histamin H1. Thuốc có cả dạng uống, dạng xịt và dạng nhỏ mũi. Riêng loại thuốc dạng xịt thường có thêm thành phần Azelastine có thể dùng được cho cả trẻ em trên 5 tuổi. Người bị bệnh cường giáp, tiểu đường, cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Có nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm xoang sàng sau. Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc:
Viêm xoang sàng sau có mổ được không? Trong trường hợp dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng sau không hiệu quả, bệnh có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm hơn. Khi đó, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm nguy cơ biến chứng. Viêm xoang sàng sau khó điều trị, dễ tái phát. Việc điều trị sớm và đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp bệnh không phát triển thành mãn tính.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.