Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày

Ngày 13/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay trong Tây y, có khá nhiều loại thuốc trị trào ngược dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ

Hiện nay trong Tây y, có khá nhiều loại thuốc trị trào ngược dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày trong từng giai đoạn của bệnh.

1. Cơ chế gây bệnh trào ngược dạ dày

Axit và pepsin chứa trong dạ dày: các ion H+ trong chất dịch đi ngược lên và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản gây nên các tổn thương, đặc biệt ở 1/3 dưới thực quản. Pepsin làm tăng tính kích thích của trào ngược, phá hủy các chất nhầy bảo vệ trên bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho ion H+ tiếp xúc gây tổn thương niêm mạc thực quản. Như vậy, dịch vị dạ dày có chứa 2 tác nhân có khả năng phá hủy niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, hiện tượng trào ngược lặp lại nhiều lần, dịch dạ dày sẽ tồn đọng lâu trong thực quản. Lúc này, chất dịch trong thực quản không còn sức chống đỡ trước sự tấn công của axit nữa.

Sự ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày: (quá trình làm rỗng dạ dày bị làm chậm lại) xảy ra, thức ăn chưa được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày lâu hơn. Phần thức ăn tiếp tục buộc dạ dày làm việc. Sự co bóp sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày. Khi đó, áp lực dạ dày và áp lực thực quản có sự chênh lệch – kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra, gây ra trào ngược.

Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng đều có thể bị trào ngược dạ dày.

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày Dạ dày sản xuất ra acid clohydric (HCl) sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn.

2. Thuốc trị trào ngược dạ dày

Trường hợp bệnh nhân chớm bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể tự uống các thuốc trị trào ngược dạ dày như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc thuốc antacid, acid alginic để điều trị mà không cần kê đơn.

Metopimazin là nhóm thuốc chống nôn kháng tiết dopamin. Tác dụng chủ yếu giúp thay đổi vận động tiêu hóa nhưng không làm tăng sự với dạ dày. Do đó các thuốc điều trị phối hợp không bị cản trở hấp thu tiêu hóa.

Domperidon là thuốc kháng Dopaminergic ngoại biên. Qua đó giúp tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, giúp làm với dạ dày. Tình trạng trào ngược qua đó cũng giảm đáng kể. (Không dùng cho bệnh nhân chảy máu dạ dày, tắc ruột cũng như thủng ống tiêu hóa)

Sulpirid giúp làm tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, tăng nhu động ruột, với dạ dày. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, bất lực và một số tác dụng phụ khác ở tuyến vú.

Tuy nhiên, người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tốt nhất là nên đến thăm khám bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày như: Gaviscon, omeprazole, lansoprazole hoặc rabeprazole được dùng để ức chế tiết axit và giảm hoạt động bơm proton trong dạ dày sẽ được dùng theo chỉ định của bác sỹ để chữa trị cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp những loại thuốc này với thuốc khác.

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày Đối với các loại thuốc trị trào ngược dạ dày bệnh nhân cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ

Loại thuốc Esomeprazole (nexium) có tác dụng tốt giúp ức chế bơm proton. Loại thuốc này hay được các bác sĩ kê đơn nhất cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng thuốc này khá đắt và cần thận trọng, khuyến cáo khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

3. Lưu ý khi uống thuốc trị trào ngược dạ dày

Đối với các loại thuốc trị trào ngược dạ dày bệnh nhân cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Các loại thuốc trào ngược dạ dày có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Một số thuốc điều trị phối hợp có thể tác dụng lẫn nhau. Do đó bệnh nhân cần uống đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm mất tác dụng của các thuốc điều trị. Đặc biệt là đối với các loại thuốc phối hợp dùng xen kẽ với thuốc điều trị chính. Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Cẩn thận đối với các trường hợp chống chỉ định của thuốc.

Hội chứng trào ngược dạ dày dễ tái phát nếu bạn ngưng uống thuốc nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong chế độ ăn uống sinh hoạt và thường xuyên thăm khám làm các xét nghiệm khi cần thiết. Chưa kể, việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và dẫn đến việc nhờn thuốc. Khi đó, người bệnh có thể tham khảo một số các loại thuốc khác theo Đông y hoặc thuốc Nam.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm