Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin ngừa HBV là biện pháp hữu hiệu được chuyên gia khuyến cáo thực hiện toàn dân. Nhiều người băn khoăn các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu phác đồ tiêm chủng phòng virus HBV nhé!
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm không chỉ gây suy giảm chức năng gan mà còn khó phát hiện, chẩn đoán khiến việc điều trị chậm trễ. Một trong những cách phòng ngừa hữu hiệu nhất không chỉ cho trẻ sơ sinh mà còn ở người lớn là tiêm chủng ngừa HBV. Vậy các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu? Tùy theo từng đối tượng sẽ có phác đồ tiêm chủng phù hợp với khoảng cách các mũi tiêm khác nhau.
Vắc xin phòng chống HBV sẽ bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan B. Đây là một trong những căn bệnh nhiễm trùng gan nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể tiến triển tới các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.
Đối với trẻ sơ sinh, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh sản. Do đó, việc tiêm vắc xin đối với trẻ sơ sinh sớm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu? Đối với trường hợp mẹ không nhiễm viêm gan B, phác đồ tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh bao gồm:
Trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B, để phòng tránh lây nhiễm cho trẻ, phác đồ tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh có thể theo hai phương pháp:
Vậy các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu? Trong cả hai phương pháp này, liều tiêm đầu tiên được tiến hành trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể, cần kết hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. Các liều tiếp theo được tiêm theo lịch trình được chỉ định như phác đồ.
Cụ thể, với phác đồ 1: 0-1-2-12, liều thứ 2, 3, 4 hoàn thành khi trẻ được 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng tuổi. Tương tự, với phác đồ 2: 0-1-6-18, liều thứ 2, 3, 4 hoàn thành khi trẻ được 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng tuổi
Sau khi hoàn thành liều tiêm thứ 4, cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và HBsAb ít nhất sau 1 tháng để đảm bảo trẻ không bị nhiễm viêm gan B cũng như có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể. Vắc xin viêm gan B không tạo ra đáp ứng miễn dịch suốt đời, do đó sau khoảng 5 năm, cần xét nghiệm lại kháng thể HBsAb. Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml, cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Đối với người trưởng thành, viêm gan B có thể lây qua các đường tiếp xúc với máu hoặc các chất cơ thể khác của người nhiễm. Để ngăn chặn sự lây lan của virus, bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng, việc tiêm vắc xin là một biện pháp hiệu quả.
Trước khi tiêm vắc xin viêm gan B, việc xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) là cần thiết để đánh giá tình trạng nhiễm bệnh cùng tình trạng kháng thể của cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy HBsAg dương tính, tức là người đó đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm vắc xin sẽ không còn hiệu quả.
Ngược lại, nếu HBsAb dương tính, tức là đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, việc tiêm vắc xin không còn cần thiết. Trong trường hợp cả hai xét nghiệm đều âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Phác đồ tiêm vắc xin cho người trưởng thành có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau:
Các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu? Sau mỗi 5 năm, người tiêm cần xét nghiệm HBsAb để nhắc lại 1 liều vắc xin nếu kết quả xét nghiệm HBsAb < 10 mIU/ml.
Vắc xin viêm gan B được coi là an toàn với ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số trường hợp hiếm có thể gặp phải các phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin. Do đó, người tiêm cần được hướng dẫn kỹ lưỡng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ sau khi tiêm vắc xin như đau rát, đỏ, sưng tại nơi tiêm hoặc các triệu chứng nặng hơn như khó thở, tụt huyết áp, sốt cao, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, xử trí kịp thời.
Theo quy định của Bộ Y tế, các mũi tiêm viêm gan B được thực hiện theo phác đồ với từng đối tượng cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, trong đó:
Sau khi tiêm mũi 2 của vắc xin viêm gan B, các bác sĩ sẽ lên lịch cho bạn tiêm các loại vắc xin khác như phòng thủy đậu, ung thư cổ tử cung hoặc có thể kết hợp tiêm cùng lúc với mũi tiêm viêm gan B. Điều này giúp tối ưu hóa việc tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Dù các mũi tiêm được cách nhau một khoảng thời gian nhất định, hiệu quả phòng bệnh của các vắc xin không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian cách nhau quá xa, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm lại xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi bạn hoàn thành hết 3 mũi tiêm viêm gan B. Điều này giúp đảm bảo rằng cơ thể của bạn đã phản ứng, có đủ kháng thể để bảo vệ khỏi virus viêm gan B.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của độc giả về việc các mũi tiêm viêm gan B cách nhau bao lâu. Mong bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về chủ đề này cũng như biết được những phác đồ tiêm vắc xin phòng HBV theo từng đối tượng cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.