Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dưới đây là những thông tin cần biết về tình trạng sâu răng nhẹ và cách điều trị dứt điểm răng bị sâu bằng phương pháp y khoa.
Việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng sâu răng nhẹ sẽ giúp giảm nguy cơ hư tủy, mất răng hoặc tổn thương nướu. Bên cạnh đó, chi phí để chữa răng sâu trong giai đoạn này cũng thấp hơn nhiều so với khi tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai phương pháp chữa sâu răng nhẹ bằng y khoa phổ biến hiện nay.
Sâu răng hình thành do vi khuẩn Streptococcus mutans liên kết cùng các Carbohydrate trong thức ăn để hình thành mảng bám, và giảm nồng độ pH trong khoang miệng thấp hơn 5. Khi độ pH xuống dưới 5 sẽ khiến cho Hydroxyapatite trong men răng bị hòa tan, khiến men răng hao mòn và hình thành các lỗ sâu nhỏ màu đen. Nếu không phát hiện sớm, các lỗ sâu nhỏ này sẽ tiếp tục phát triển thành sâu răng nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng nhẹ trong mỗi giai đoạn:
Ở giai đoạn này, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm màu trắng sữa hoặc màu ngà. Thế nhưng, các đốm trắng này lại có vị trí ở kẽ hở giữa hai răng, hoặc bề mặt bên trong răng nên chúng ta sẽ khó phát hiện. Trong giai đoạn răng chớm sâu, dấu hiệu nhận biết chính là nướu và chân răng sẽ nhạy cảm hơn. Khi ăn uống, răng dễ bị đau buốt, nhất là khi uống nước đá hoặc ăn các thực phẩm đông lạnh.
Nếu khi răng chớm sâu mà chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời, thì chúng sẽ chuyển sang giai đoạn sâu men răng. Tại vị trí các đốm trắng ban đầu sẽ xuất hiện nhiều lỗ nhỏ sâu màu đen hoặc nâu. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sâu răng nhẹ ở cấp độ 1. Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus mutans đã tấn công vào men răng.
Hiện tại, các nha sĩ khi điều trị sâu răng nhẹ sẽ đưa ra hai phương pháp cho bệnh nhân lựa chọn. Một là trám răng và hai là tái khoáng răng sâu.
Phương pháp nha khoa này thường được sử dụng trong trường hợp bạn phát hiện sớm trong giai đoạn răng chớm sâu. Lúc này, trên bề mặt răng chưa xuất hiện nhiều lỗ đen nhỏ li ti. Chữa sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng sâu có 2 cách:
Sử dụng Fluor đổ vào vùng răng có đốm trắng nhỏ. Cách này cũng có mục đích ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, khi Fluor kết hợp cùng Canxi và Photpho trong men răng sẽ tạo thành một chất có độ cứng cáp hơn cả men răng, giúp bảo vệ chân răng và ngăn chặn sự không cho vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc tủy răng.
Tái khoáng răng sâu là một trong những cách trị sâu răng nhẹ bằng y khoa. Sau khi đã điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng sâu, bạn vẫn nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên để ngăn ngừa sâu răng.
Trám răng cũng là một phương pháp trị sâu răng nhẹ hiệu quả và dứt điểm. Quá trình trám răng sẽ trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, nha sĩ sẽ sử dụng các đồ dùng chuyên nghiệp để loại bỏ men răng đã bị tổn thương và các lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng. Sau đó, họ sẽ vệ sinh sạch sẽ bên trong khoang miệng. Cuối cùng mới tiến hành trám răng bằng vật liệu trám chuyên khoa. Trám răng sẽ bảo toàn cho phần men răng không bị hao mòn, vi khuẩn không còn môi trường để sinh sôi và phát triển.
Việc chủ động phòng ngừa sâu răng nhẹ sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về răng miệng như viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu,... Một số các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả:
Tóm lại, sâu răng nhẹ là tình trạng giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy bạn rất khó để nhận biết và kịp thời điều trị sớm. Bạn không nên chủ quan khi các dấu hiệu răng bị sâu ở cấp độ 1 xuất hiện. Nếu tình trạng chuyển biến nặng thì sẽ khiến xung quanh vị trí răng bị sâu đau buốt, ê nhức, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt. Mong rằng qua những nội dung trên, bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc răng miệng hiệu quả.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...