Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các phương pháp giảm đau khớp tay khi chơi cầu lông hiệu quả nhất

Ngày 07/03/2022
Kích thước chữ

Cầu lông là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên việc đau khớp tay khi chơi cầu lông rất có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào.

Một tình trạng khá phổ biến khi mà chúng ta chơi cầu lông đó chính là đau khớp cổ tay. Triệu chứng đau khớp tay khi chơi cầu lông có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng dần, có những trường hợp còn phải cần đến sự can thiệp của y tế. Để hạn chế tình trạng này hãy cùngtìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp tay khi chơi cầu lông

Cấu trúc của cơ thể con người sẽ được tạo lên bởi các khớp xương và khớp nối. Trong đó, các khớp cổ tay chính là một khớp nối rất phức tạp. Ở phần khớp cổ tay thường sẽ tập trung dày đặc nhiều loại dây chằng giúp nối nhiều xương lại với nhau. Mà đặc điểm của những loại dây chằng này là chúng sẽ rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bạn chỉ cần sơ sẩy một cái là khớp cổ tay của bạn sẽ bị chấn thương.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau khớp tay khi chơi cầu lông. Bạn sẽ có thể bị đau cổ tay khi bạn sử dụng vợt quá nặng, hay khi tay vợt của bạn quá trơn dẫn đến những pha xử lý hơi quá đà. Việc sử dụng các khớp cổ tay liên tục như vậy trong một thời gian dài cộng thêm các phụ kiện không phù hợp thì có thể làm tồi tệ hơn về tình trạng cổ tay của bạn. 

Ngoài ra, nếu như bạn không khởi động tay hay không giãn cơ đúng cách thì cũng có thể là nguyên nhân khiến tay của bạn bị chấn thương.

Bên cạnh đó, thì với những người mới chơi, chưa có nhiều kinh nghiệm khi di chuyển hay khi mải lao theo cầu thì rất có thể bị ngã. Và theo như phản xạ thì khi ngã chúng ta sẽ thường dùng tay để chống xuống đất. Nếu như lực tác động này quá mạnh hoặc chúng bị mất cân bằng thì có thể xảy ra các tình trạng như chấn thương khớp cổ tay. Nhẹ thì bạn có thể bị bong gân, hay trật khớp, nặng thì còn có khả năng bị gãy xương

Các phương pháp giảm đau khớp tay khi chơi cầu lông hiệu quả nhất 2 Sử dụng các khớp cổ tay liên tục có thể gây đau khớp

Các loại chấn thương về đau khớp tay khi chơi cầu lông khi chơi cầu lông

Đau khớp cổ tay khi chơi cầu lông có thể khiến bạn căng cơ, bị bong gân hoặc nghiêm trọng hơn đó là bị gãy xương cổ tay. Căng cơ chính là hiện tượng mà các sợi cơ ở khu vực cổ tay bị căng quá mức hoặc là bị rách. Trong khi đó, hiện tượng bong gân là một dạng chấn thương ở phần dây chằng cổ tay mà không liên quan đến bất kỳ các chấn thương ở xương nào. Với tình trạng bong gân ở mức thông thường, bạn chỉ bị giãn hoặc là rách một phần dây chằng.

Tuy nhiên, khi ở trong trường hợp mà bạn bị bong gân cổ tay nặng, dây chằng của bạn có thể gặp tình trạng bị rách hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn bạn cũng có thể bị rạn nứt hay là bị gãy xương cổ tay nữa đó. 

Biểu hiện của đau khớp tay khi chơi cầu lông

Một số biểu hiện mà bạn có thể gặp phải nếu bị đau khớp cổ tay khi chơi cầu lông:

  • Sưng tấy cổ tay.
  • Cổ tay trở nên ấm hoặc nóng.
  • Đau ở cổ tay khi bạn thực hiện di chuyển lên xuống.
  • Bầm tím.
  • Khó cử động khớp cổ tay.
  • Cổ tay bị biến dạng.
  • Sự trầm trọng của những cơn đau hay mức độ hạn chế của việc cử động cổ tay sẽ không được dùng để chẩn đoán bạn có bị bong gân hay bị gãy xương cổ tay hay không.
Các phương pháp giảm đau khớp tay khi chơi cầu lông hiệu quả nhất 3 Khó cử động khớp cổ tay

Các cách chữa đau khớp tay khi đánh cầu lông hiệu quả

Chấn thương ở cổ tay chính là điều mà không ai muốn khi bạn luyện tập bộ môn cầu lông. Vì vậy ngay khi bạn bị các chấn thương tay thì cần thực hiện các biện pháp dưới đây.

Nghỉ ngơi

Hãy nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy sự đau nhói hay là những cơn đau âm ỉ khi mà bạn cử động cổ tay. Bạn nên dừng việc chơi môn cầu lông lại vì nếu như cố tình tập luyện và tạo áp lực lớn lên tay sẽ có thể khiến khớp bị quá tải không thể hồi phục. Cũng từ đó mà tình trạng chấn thương của bạn sẽ trở nên rất nghiêm trọng hơn.

Chườm lạnh

Thông thường thì các chấn thương ở cổ tay sẽ có hiện tượng là sưng và đau. Vì vậy bạn có thể sử dụng cách chườm đá. Bạn nên chườm một túi đá lạnh ngay vết thương để có thể giúp giảm đau một cách kịp thời. Đồng thời, việc này giúp giảm tình trạng vết thương của bạn bị sưng tấy nhờ việc giảm lưu lượng máu đi đến khu vực này. 

Để tránh hiện tượng bị tê tay hay bị bỏng lạnh thì bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da. Bạn hãy bọc đá vào một miếng vải mỏng hoặc một chiếc khăn trước khi bạn chườm lên vùng da bị thương. Thời gian chườm khoảng từ 15 - 20 phút rồi sau đó để da trở lại với nhiệt độ bình thường.

Quấn băng

Sau khi bạn đã chườm đá và phần cổ tay bạn đã bớt đau, thì bước tiếp theo đó là quấn băng. Mục đích của bước này là để giữ cho cổ tay của bạn được cố định và tránh việc bạn cử động cổ tay quá nhiều.

Sử dụng các loại băng ép hoặc là dùng một tấm dải có đàn hồi để quấn quanh những vị trí bị thương. Thời gian sử dụng trong khoảng 2 - 3 ngày sẽ là phù hợp. Chú ý nên giữ băng vừa phải, tránh gặp tình trạng quá chặt sẽ gây cản trở đến sự lưu thông máu.

Các phương pháp giảm đau khớp tay khi chơi cầu lông hiệu quả nhất Quấn băng giúp cố định và tránh việc bạn cử động cổ tay quá nhiều

Nâng cao tay

Ở bước này, bạn cần phải sử dụng đầu gối để nâng cao cánh tay. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một cái móc để nâng phần cổ tay bị thương. Điều này có thể làm giảm sưng một cách cực kỳ hiệu quả.

Bị đau khớp tay khi chơi cầu lông là một điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu như không may bạn gặp tình trạng này thì hãy sơ cứu và chữa trị một cách kịp thời, giúp tay phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, khi đã biết được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bạn cũng có thể hạn chế được các sự cố xảy ra.

Vân Anh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin