Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.
Gãy xương là tổn thương xảy ra khi có lực tác động mạnh lên xương, gây ra vết nứt hoặc vỡ hoàn toàn. Các vị trí thường gặp bao gồm cổ tay, mắt cá chân và hông. Người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương cao và chậm hồi phục nên cần phải chú ý trong điều trị và phòng ngừa.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung gãy xương
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương, gây ra các tổn thương và làm gián đoạn đường truyền lực qua xương. Tình trạng xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh này có thể do ngoại lực hoặc bệnh lý gây nên.
Triệu chứng gãy xương
Những dấu hiệu và triệu chứng của Gãy xương
Một số dấu hiệu nhận biết gãy xương bao gồm:
Nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng gãy xương khi chấn thương xảy ra;
Bị sưng, bầm tím hoặc đau xung quanh khu vực bị thương;
Cảm thấy đau khi chạm, đè lên vết thương, di chuyển cả cơ thể hoặc phần xương nghi ngờ bị gãy;
Đoạn xương bị gãy biến dạng - trong trường hợp nặng, xương gãy có thể chọc qua da.
Hiếm khi gãy xương gây ra biến chứng nghiêm trọng nhưng đôi khi có thể bị tàn phế, suy giảm chức năng vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Nguyên nhân là do gãy xương hở dễ nhiễm trùng, dập nát phần mềm, tổn thương mạch máu gây tưới máu mô và dây thần kinh.
Trong khi đó, gãy xương kín ít ảnh hưởng đến mạch máu hoặc dây thần kinh, đặc biệt là nếu được điều trị sớm, xương bị gãy sẽ nhanh chóng liền lại, ít có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng cấp tính (chấn thương liên quan) bao gồm:
Chảy máu:
Tất cả các trường hợp gãy xương (và chấn thương mô mềm) đều kèm chảy máu. Hiếm khi, chảy máu trong hoặc ngoài đủ nghiêm trọng để gây ra sốc mất máu, trừ khi đó là xương chậu, xương đùi và gãy hở.
Tổn thương mạch máu:
Một số trường hợp gãy xương hở làm vỡ mạch máu. Một số trường hợp gãy xương kín, đặc biệt là gãy mỏm lồi cầu xương cánh tay cắt đứt mạch máu gây ra thiếu máu cục bộ chi xa và có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều giờ sau chấn thương.
Tổn thương dây thần kinh:
Do dây thần kinh bị kéo căng bởi các mảnh xương gãy di lệch, bị chèn ép do vật tày tác động, bị dập nát hoặc xé rách bởi các mảnh xương sắc nhọn. Khi dây thần kinh bị đụng giập nhẹ (neurapraxia) làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh, nhưng dây thần kinh không bị rách.
Neurapraxia gây mất tạm thời vận động và/ hoặc cảm giác; chức năng thần kinh hồi phục hoàn toàn trong khoảng 6 - 8 tuần. Khi dây thần kinh bị giập nát (axonotmesis) gây tổn thương sợi trục, nhưng bao myelin nguyên vẹn. Tổn thương này nghiêm trọng hơn đè ép. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, dây thần kinh có thể tái tạo trong nhiều tuần đến nhiều năm. Thông thường, gãy xương hở làm đứt các dây thần kinh (neurotmesis). Dây thần kinh này không thể tự lành và cần phải phẫu thuật.
Thuyên tắc phổi:
Những bệnh nhân bị gãy xương hông hoặc xương chậu nghiêm trọng, nguy cơ thuyên tắc phổi rất cao (biến chứng gây tử vong phổ biến nhất).
Tắc mạch do mỡ:
Gãy xương dài (thường gặp nhất là gãy xương đùi) có thể giải phóng chất béo (và các thành phần tủy khác) gây tắc nghẽn mạch máu phổi và dẫn đến thuyên tắc phổi với các biến chứng hô hấp.
Hội chứng khoang:
Áp lực mô tăng lên trong một không gian khép kín, làm gián đoạn nguồn cung cấp máu và giảm tưới máu mô. Nguyên nhân phổ biến là do các chấn thương gây dập nát hoặc gãy xương, làm tăng áp lực mô khi phù nề phát triển. Nguy cơ cao khi gãy xương cẳng tay, gãy mâm chày (gãy xương chày kéo dài vào khoang khớp), hoặc gãy trục xương chày.
Hội chứng khoang không được điều trị có thể dẫn đến tiêu cơ vân, tăng kali máu và nhiễm trùng. Về lâu dài, có thể gây co rút, giảm cảm giác và tê liệt. Bệnh nhân bị hội chứng khoang có thể phải cắt cụt chi và giảm khả năng sống sót.
Nhiễm trùng:
Bất kỳ chỗ gãy nào cũng có thể bị nhiễm trùng, nhưng nguy cơ cao nhất ở bệnh nhân bị gãy hở hoặc phải điều trị bằng phẫu thuật. Nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn đến viêm tủy xương, rất khó chữa khỏi.
Các biến chứng lâu dài của gãy xương bao gồm:
Mất ổn định:
Các trường hợp gãy xương có thể dẫn đến sự mất ổn định của khớp, gây vô hiệu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
Cứng và suy giảm phạm vi cử động:
Các vết gãy kéo dài vào khớp thường phá vỡ sụn khớp; sụn khớp bị lệch có xu hướng tạo sẹo, gây thoái hóa khớp và làm suy giảm vận động khớp. Khả năng bị cứng nhiều hơn nếu cần bất động khớp lâu. Đầu gối, khuỷu tay và vai dễ bị cứng sau chấn thương, đặc biệt là người lớn tuổi.
Không liền hoặc chậm liền xương:
Đôi khi, gãy xương không hoặc chậm lành. Các yếu tố góp phần bao gồm bất động vị trí gãy không hoàn toàn, gián đoạn một phần nguồn cấp máu và các yếu tố của bệnh nhân (như sử dụng corticosteroid hoặc hormone tuyến giáp).
Xương gãy không liền lại thẳng (Malunion):
Xương không phục hồi lại thẳng như ban đầu do quá trình nắn chỉnh và không bất động hoàn toàn.
Hoại tử:
Một phần mảnh gãy có thể bị hoại tử, chủ yếu khi nguồn cấp máu bị hỏng. Gãy kín dễ bị hoại tử xương, như gãy xương thuyền, gãy cổ xương đùi di lệch và gãy cổ xương sên.
Viêm xương khớp:
Gãy xương làm phá vỡ bề mặt chịu lực của khớp hoặc khớp không ổn định và lệch trục, dẫn đến thoái hóa sụn khớp và viêm xương khớp.
Sự khác biệt về chiều dài các chi:
Nếu gãy xương ở trẻ em liên quan đến mảng tăng trưởng, thì sự phát triển có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến một chi ngắn hơn chi kia. Ở người lớn, phẫu thuật sửa chữa gãy xương, đặc biệt là gãy xương đùi, có thể gây chênh lệch chiều dài chân, làm bệnh nhân đi lại khó khăn và cần nâng giày cho chân ngắn hơn.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gãy xương
Gãy xương xảy ra khi lực tác động lên xương vượt quá sức chịu đựng của xương.
Gãy xương cơ học (chấn thương)
Xương có thể bị gãy do chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chấn thương trực tiếp (lực tác dụng trực tiếp vào xương): Do va chạm, xuyên thấu (vết thương do đạn bắn) và do dập.
Chấn thương gián tiếp (lực tác động ở khoảng cách xa vị trí gãy xương): Lực căng (lực kéo), lực nén và lực quay.
Gãy xương bệnh lý
Xảy ra khi một vùng xương bị suy yếu do rối loạn (do loãng xương, ung thư, nhiễm trùng, u nang xương). Khi bị rối loạn loãng xương, những vết gãy này thường được gọi là gãy xương dễ gãy.
Hỏi đáp (0 bình luận)