Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Các tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ mà bạn cần lưu ý

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ

Đau mắt đỏ là một vấn đề sức khỏe mắt thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Tuy bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về một số nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ qua bài viết dưới đây.

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bụi, sự tiếp xúc, môi trường sống… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tác nhân gây bệnh mà ta có thể khó xác định được. Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về đau mắt đỏ và cách điều trị bệnh này.

Thế nào là bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng xảy ra do kết mạc nhãn cầu và mi mắt (phần lòng trắng của mắt) xuất hiện hiện tượng sưng đỏ kèm triệu chứng ngứa rát, chảy dịch… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở mọi mùa, mọi lứa tuổi và rất dễ lây thành dịch.

Đây là bệnh thường không nghiêm trọng, không gây di chứng và thường tự khỏi trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên, nó có thể tái phát nhiều lần ở cùng một người, vì cơ thể con người không thể phát triển miễn dịch trọn đời đối với bệnh này.

Bệnh lý đau mắt đỏ và các tác nhân gây bệnh 1
Đau mắt đỏ không để lại di chứng nhưng có thể sẽ tái phát

Các biểu hiện đau mắt đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Lòng trắng của mắt có màu đỏ hồng.
  • Kết mạc và mí mắt bị sưng.
  • Sự tăng sản xuất nước mắt.
  • Ngứa, cộm mắt.
  • Tiết dịch như mủ ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đổ nhiều ghèn, đặc biệt vào buổi sáng. Những tiết dịch này có thể làm mờ tầm nhìn, nhưng sau khi làm sạch, thị lực sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ngoài ra còn có thể kèm theo một số biểu hiện khác như: Sốt nhẹ, đau họng, người mệt mỏi và nổi hạch sau tai.

Các tác nhân gây đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là ba nguyên nhân chính dẫn đến đau mắt đỏ:

  • Do virus: Một số loại virus có thể gây viêm kết mạc và là nguyên nhân phổ biến của đau mắt đỏ (phổ biến nhất là Adenovirus). Các virus gây bệnh này có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm, hoặc qua chia sẻ các vật dụng cá nhân như khăn tay, gối đầu, hoặc mắt kính.
  • Do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus, có thể gây nhiễm trùng và viêm nhiễm kết mạc. Vi khuẩn thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vật cụ thể hoặc thông qua việc chạm tay vào mắt mà không rửa sạch tay trước đó.
  • Do dị ứng: Một số người có khả năng phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, mỹ phẩm, hoặc một chất gây dị ứng khác. Khi tiếp xúc với các tác nhân này, mắt có thể trở nên đỏ, ngứa, sưng và chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
Bệnh lý đau mắt đỏ và các tác nhân gây bệnh 2
Adenovirus là nhóm virus phổ biến gây đau mắt đỏ ở người

Cách điều trị đau mắt đỏ

Cách điều trị đau mắt đỏ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể:

  • Đau mắt đỏ do virus: Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Cách điều trị thông thường bao gồm chườm mát bằng đá lạnh, rửa mắt bằng nước sạch và sử dụng nước rửa mắt để giảm khô mắt. Đồng thời, trong một số trường hợp, việc sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn cũng có thể được áp dụng.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn thường bao gồm sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Quá trình điều trị thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, quan trọng là tìm ra tác nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với nó. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc chống dị ứng có thể giúp giảm triệu chứng như ngứa và sưng. Sử dụng thuốc nhỏ mắt cũng có thể giúp làm giảm khó chịu và bảo vệ mắt khỏi yếu tố gây kích ứng.

Một số cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Luôn rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nước sạch trước khi chạm vào mắt hoặc vùng xung quanh mắt để ngăn ngừa virus và vi khuẩn lây lan.
  • Tránh tiếp xúc với mắt: Hạn chế chạm vào mắt bằng tay hoặc các vật cụ thể, đồng thời tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân như khăn tay, gối đầu, mắt kính, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đảm bảo vệ sinh mắt: Tránh chà mắt quá mức hoặc dùng các sản phẩm không vệ sinh để không gây tổn thương và nhiễm trùng mắt.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Nếu bạn biết rõ các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hóa chất trong mỹ phẩm, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chúng để hạn chế nguy cơ phát triển đau mắt đỏ do dị ứng.
  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân: Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn tay, gối đầu, mắt kính để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Điều chỉnh môi trường: Bảo vệ mắt khỏi tác động mạnh của ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng máy tính bằng cách đeo kính mắt bảo vệ hoặc sử dụng màn che mắt.
  • Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đủ vitamin A và khoáng chất, và thực hiện các hoạt động thể chất để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Điều trị các bệnh nền: Nếu bạn có các bệnh lý khác như viêm xoang, dị ứng, hoặc bệnh lý miễn dịch, hãy điều trị và kiểm soát chúng một cách hiệu quả để giảm nguy cơ đau mắt đỏ.
Bệnh lý đau mắt đỏ và các tác nhân gây bệnh 3
Nếu thấy mình có dấu hiệu của đau mắt đỏ hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ

Trên đây là những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ mà bạn cần lưu ý. Hy vọng, thông qua bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, nếu bạn có triệu chứng đau mắt đỏ hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến mắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm