Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc tìm hiểu về cấu tạo và nắm được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp sẽ giúp chúng ta phòng tránh được những tác nhân gây hại và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Trung bình, một người bình thường hoạt động vừa phải sẽ hút thở khoảng 20.000 lít không khí trong khoảng 24h. Theo đó, hệ hô hấp sẽ thực hiện chức năng lấy oxy từ không khí và cung cấp đến các tế bào, cơ quan khác. Sau đó, các khí thải như carbonic cũng sẽ được loại bỏ ra khỏi máu thông qua hệ cơ quan này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp cũng như bí quyết bảo vệ hệ hô hấp để lá phổi luôn được khỏe mạnh. Tham khảo ngay nhé!
Hệ hô hấp ở người bao gồm có các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp chúng ta hút thở. Ngoài ra, các cơ quan hỗ trợ cho phổi cũng là một trong những thành phần chính của hệ cơ quan này. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động cùng nhau để giúp mang oxy đi khắp cơ thể, đồng thời loại bỏ các khí thải như carbonic ra ngoài. Theo đó, hệ hô hấp được chia thành 2 phần:
Ngoài nhiệm vụ giúp hít vào và thở ra thì hệ hô hấp còn có nhiều chức năng quan trọng khác như:
Môi trường sống có tác động trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. Bởi trong quá trình hít không khí vào, cũng là lúc đưa những thành phần khác qua đường dẫn đi đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có những cơ chế có thể giúp lọc bớt các bụi bẩn và các mầm bệnh (vi khuẩn, virus) nhưng vẫn không đủ khả năng để bảo vệ toàn diện. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Một số các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe từ mức độ nhẹ đến nặng như:
Có nhiều tác nhân nguy cơ gây hại cho hệ hô hấp
Dưới đây là tổng hợp một số cách bảo vệ hệ hô hấp để lá phổi luôn được khỏe mạnh cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ không khí:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã đưa ra khuyến nghị rằng, mọi người nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần để giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, trong đó có cả hệ hô hấp. Ngay cả những người bị bệnh viêm phổi mạn tính cũng có thể cải thiện các triệu chứng nhờ việc thường xuyên tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp.
Việc tập thử nghiệm các bài tập thở cũng là cách giúp cải thiện chức năng phổi và tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp.
Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày cũng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, đờm trong đường thở hay trong khổi. Từ đó, giúp việc loại bỏ các chất nhầy này ra ngoài cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, đường thở cũng được thông thoáng hơn. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, người chỉ nên uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình. Đừng để cơ thể bị thiếu nước cũng đường uống nước quá nhiều.
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện một số biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp như:
Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp mà còn có lợi cho toàn bộ cơ thể. Hãy cố gắng tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn và hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách bảo vệ hệ hô hấp để lá phổi luôn được khỏe mạnh trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp cải thiện đường thở thông thoáng và giúp hai lá phổi luôn khỏe mạnh nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.