Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Theo số liệu từ Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu USA, tỉ lệ những người thực hiện tiêm filler môi bị bầm tím mỗi năm lên tới 68%. Vậy nguyên nhân và cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím như thế nào?

Tiêm filler môi là một phương pháp làm đẹp nhanh chóng để sở hữu bờ môi trẻ trung, đầy đặn hơn. Dù là phương pháp khá an toàn nhưng trong quá trình thực hiện tỉ lệ nguy cơ thực hiện hỏng và gặp tình trạng môi bị bầm tím rất dễ gặp phải hiện nay. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím.

Tiêm filler môi bị bầm có nguy hiểm không?

Bầm tím môi được xem là một tác dụng ngoài ý muốn thường gặp nhất sau khi thực hiện tiêm chất làm đầy. Vì dấu hiệu này thường xảy ra khi các mạch máu bị đứt gãy do đầu kim tiêm. Bên cạnh đó, đặc điểm của vùng da môi là rất mỏng, hệ thống mao mạch nhỏ và yếu nên rất dễ bị tổn thương nếu có tác động từ bên ngoài.

Bầm tím môi là một tác dụng ngoài ý muốn khi tiêm filler Bầm tím môi là một tác dụng ngoài ý muốn khi tiêm filler

Sau khoảng tầm 10 đến 15 ngày, những vết thâm sẽ được “dọn dẹp” bởi các đại thực bào trong cơ thể và khi ấy bạn sẽ có đôi môi căng mọng và tươi tắn. Tuy rằng, đây chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng đôi khi nó có thể phát triển theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. Trong một số ít trường hợp, các khối máu tích tụ này có thể làm nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử hoặc làm biến dạng môi.

Nguyên nhân tiêm filler môi bị bầm tím

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím, chúng ta cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

Do cơ địa

Phụ thuộc vào thể trạng và cấu trúc làn da của mỗi người khác nhau, những người có làn da yếu và khó phục hồi thì sau khi tiêm filler sẽ dễ gặp phải dấu hiệu môi bị bầm tím. Trường hợp này, bắt buộc cần từ 2 đến 3 tuần hoặc lâu hơn để các vết bầm tím được loại bỏ hoàn toàn.

Chất lượng filler kém, không rõ nguồn gốc

Mọi chất liệu làm đẹp được đưa vào dùng đều phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có sự đồng ý hợp pháp của các cơ quan Y tế. Các chuyên gia cho rằng khi tiêm hợp chất không đạt chất lượng vào cơ thể sẽ giống như việc đưa một loại thuốc độc vào cơ thể vậy. Do đó, những hệ luỵ xảy ra đều rất nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe lẫn nhan sắc. Không chỉ môi bị tím bầm kéo dài mà những tác dụng phụ khác có thể cũng xuất hiện kèm theo như: Chảy máu, lệch môi, nổi mủ,…

Filler không đạt chất lượng là nguyên nhân làm cho môi bị bầm tím sau khi tiêm Filler không đạt chất lượng là nguyên nhân làm cho môi bị bầm tím sau khi tiêm

Với sự xuất hiện đa dạng của những sản phẩm tiêm đầy môi trên thị trường hiện nay, bạn sẽ khó đưa ra được lựa chọn tốt nhất nếu không có sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.

Nhiễm trùng 

Vì vi khuẩn bên ngoài môi trường có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở ở da nên toàn bộ dụng cụ tiêm bao gồm: Mũi kim, bông băng, gạc,… đều phải được khử trùng đúng cách.

Việc viêm nhiễm ở môi xảy ra khi những dụng cụ này thiếu sạch sẽ, thậm chí, có nhiều địa chỉ làm đẹp không có uy tín còn thường xuyên dùng lại kim tiêm nhiều lần. Điều này khiến cho tỷ lệ khách hàng tiêm filler môi bị hỏng ngày một tăng cao chỉ vì ham giá rẻ hoặc quá chủ quan mà không tìm hiểu kỹ.

Dùng thuốc, thực phẩm có chất chống đông máu

Mặc dù kỹ thuật tiêm filler môi là một phương pháp làm đẹp đơn giản, nhưng bạn vẫn cần chú ý đến một vài điều quan trọng trong quá trình chuẩn bị trước ngày thực hiện tiêm. Trong đó, các loại thuốc có chứa aspirin, naproxen, ibuprofen hoặc thuốc làm loãng máu sẽ được yêu cầu ngưng dùng trong ít nhất 2 tuần dưới sự theo dõi của bác sĩ chỉ định.

Lý do là vì chúng sẽ làm chậm tốc độ lưu thông của các tế bào hồng cầu, khiến cho các vị trí tiêm không cầm máu kịp gây ra tình trạng bầm tím. Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng tương tự mà bạn cần loại bỏ trước khi tiêm filler là gừng, bạch quả, trà xanh, nhân sâm, dầu cá,…

Cách chăm sóc môi bị bầm tím sau tiêm filler

Hiện tượng tiêm filler môi bị bầm tím có thể tự biến mất sau khoảng 24 giờ. Bạn có thể chườm lạnh để giảm các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khăn lạnh để chườm và chườm trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Với các trường hợp bị bầm tím kéo dài, môi sưng đau gây khó chịu thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và được hướng dẫn xử lý an toàn.

  • Với tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím nhẹ, có thể sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau được kê bởi bác sĩ để điều trị tại nhà.
  • Tình trạng bầm tím liên quan đến nhiễm trùng nặng thì bác sĩ bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật loại bỏ filler ra ngoài để tránh filler gây tổn thương lây rộng dẫn đến hoại tử da.

Ngoài ra, chúng ta vẫn cần thực hiện tốt những điều sau:

  • Tiếp tục giữ gìn vệ sinh da, tránh tác động tỳ đè tại vùng da vừa được tiêm filler để hạn chế vi khuẩn lên trên da và khiến filler bị di chuyển sai vị trí mong muốn.
  • Không để cho filler tiếp xúc với nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời, trong phòng xông hơi hoặc lửa… bởi vì filler sẽ khó định dạng và bị tan nhanh hơn. 
  • Không chơi các bộ môn thể thao cần hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu vừa tiêm filler xong.
  • Khi ngủ cần nằm ngửa, giữ đầu thẳng và không cúi đầu để chất làm đầy có thể dần ổn định trong da.
  • Kiêng một số thực phẩm khiến tình trạng bầm tím và sưng tấy nghiêm trọng hơn như các loại đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò và rau muống.
  • Hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không dùng các chất kích kích như rượu bia, thuốc lá,…
Uống đủ nước, bổ sinh vitamin là những điều cần thiết để chăm sóc môi bị bầm tím khi tiêm filler Uống đủ nước, bổ sinh vitamin

Nếu nhận thấy tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài cả tháng và không có sự thuyên giảm thì bạn cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để tránh những biến chứng ngoài ý muốn xảy ra, các bạn nên chọn những cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện tiêm filler môi.

Xem thêm:

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin