Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nguyên nhân và dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ an toàn, nhanh chóng tuy nhiên, phương pháp này đôi khi cũng có tiềm ẩn những tác dụng phụ không như ý muốn, một trong số đó là tình trạng filler môi bị vón cục. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu gây nên tình trạng tiêm filler môi bị vón cục là do đâu?

Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp có tác dụng giúp đôi môi của bạn trở nên căng mọng và xinh đẹp hơn được nhiều chị em lựa chọn. Dù được đánh giá là phương pháp khá an toàn, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có thể gặp nhiều rủi ro chẳng hạn như tiêm filler môi bị vón cục. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, những dấu hiệu về tình trạng tiêm filler môi bị vón cục.

Nguyên nhân tiêm filler môi bị vón cục

Môi là vị trí trên cơ thể có chứa nhiều mạch máu, vì vậy khi tiêm filler rủi ro xảy ra biến chứng sẽ cao hơn so với những khu vực khác trên khuôn mặt. Một số nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị vón cục là:

Do filler kém chất lượng

Sau khi tiêm filler nếu bạn cảm thấy chất làm đầy bị vón cục thì hầu hết nguyên nhân là do chất lượng filler không được đảm bảo. Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng axit hyaluronic, đây là hợp chất an toàn khi đưa vào trong trong cơ thể, chúng có khả năng hút các phân tử nước giúp phần được tiêm trở nên đầy đặn, trẻ trung hơn. Tuy nhiên trên thị trường có những filler không đảm bão chất lượng như

Tuy nhiên, tại những cơ sở kém uy tín, để tiết kiệm chi phí chủ tiệm có thể dùng silicon lỏng thay vì filler chất lượng. Chất này sẽ không thể tự đào thải ra ngoài sau khi tiêm vào dưới da nên cơ thể sẽ phản ứng và khiến chúng vón cục lại một chỗ.

Tiêm quá liều lượng

Tùy vào cơ địa và nhu cầu làm đẹp của mỗi khách hàng mà các bác sĩ sẽ có chỉ định lượng filler sao cho phù hợp. Nếu tiêm quá liều có thể khiến vùng môi bị sưng phồng và căng cứng. Tình trạng tiêm filler bị vón cục sẽ làm tắc nghẽn việc lưu thông máu đến các vùng lân cận làm cho chúng bị thâm tím và vón cục.

Tiêm sai kỹ thuật

Một số trường hợp người thực hiện tiêm filler chưa đủ kinh nghiệm hoặc tay nghề đã tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu đông tích tụ làm toàn bộ vùng môi bị vón cục và đông cứng lại. Nếu tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiêm sai kỹ thuật làm filler môi bị vón cục Tiêm sai kỹ thuật làm filler môi bị vón cục

Do nhiễm trùng

Các dụng cụ tiêm filler nếu không được khử trùng sạch và đúng cách hoặc quá trình chăm sóc sau khi tiêm không cẩn thận cũng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, lở loét, sưng tím và làm filler vón cục lại.

Những dấu hiệu của tình trạng tiêm filler vón cục

Chắc hẳn là rất nhiều chị em cảm thấy lo lắng trước tình trạng tiêm filler bị vón cục. Tuy nhiên, trước khi tìm cách xử lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những biểu hiện của biến chứng tiêm filler môi bị vón cục.

Tiêm filler môi bị vón cục là tình trạng phổ biến thường thấy ở các chị em sau khi thực hiện quá trình tạo hình dáng môi. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy khi tiêm filler môi bị vón cục:

  • Môi sưng vều, căng cứng, đau nhức và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống hằng ngày.
  • Lòng môi xuất hiện các hạt cứng, sưng đau âm ỉ.
  • Môi sần sùi và sưng theo từng chóp.
Dấu hiệu khi tiêm filler môi bị vón cục Dấu hiệu khi tiêm filler môi bị vón cục

Phải làm sao khi tiêm filler môi bị vón cục?

Sau khi nhận thấy tình trạng vón cục, mọi người cũng đừng quá hoang mang mà gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thông thường, nếu những dấu hiệu vón cục nhẹ thì mọi người cần thực hiện những điều sau:

Sinh hoạt hợp lý

Khi tiêm filler môi bị vón cục thì chúng ta nên theo dõi thêm tại nhà, cần chú ý thực hiện đúng cách chăm sóc môi đồng thời tránh những tác động mạnh vào vùng tiêm filler. Bên cạnh đó, không nên thực hiện massage và không ở những nơi có nhiệt độ quá nóng như trong phòng xông hơi vì như vậy sẽ gây tác động không tốt đến hợp chất tiêm filler.

Chế độ dinh dưỡng đúng cách

Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng và cũng tác động rất nhiều đến hiệu quả cũng như chất lượng của ca tiêm filler. Sau khi tiêm filler xong nên tránh uống rượu bia, không được dùng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, thời gian đầu vừa mới tiêm filler xong cũng không nên ăn các thực phẩm tanh và có thể gây sưng tấy, để lại sẹo như: Hải sản, các món ăn từ nếp, rau muống, thịt bò, mì cay, trứng gà, trứng vịt lộn, các món ăn cay,...

Sau khi tiêm filler nên hạn chế uống rượu, bia Sau khi tiêm filler nên hạn chế uống rượu, bia.

Nghỉ ngơi

Hãy dành thời gian chăm sóc, nghỉ ngơi để cơ thể sớm ổn định và hạn chế ít nhất những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng cần tuân thủ những bí quyết chăm sóc và hướng dẫn tại nhà từ các bác sĩ và chuyên gia. Từ đó, sẽ có được hiệu quả làm đẹp và sớm cải thiện được các dấu hiệu tiêm filler bị vón cục.

Nhận thấy những dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục, có cảm giác sưng đau và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày bạn cần đến ngay cơ sở y tế và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp phù hợp. Vì vậy, để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra, khi muốn thực hiện tiêm filler môi thì các bạn hãy chọn những cơ sở uy tín, có tiếng, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện.

Xem thêm: Cách chăm sóc khi tiêm filler môi bị bầm tím

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin