Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Là tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc sự tích tụ chất lỏng dưới da môi, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu sưng môi do phù mạch, sưng đồng thời ở hầu họng và/hoặc đường hô hấp dưới thì có thể gây tử vong. Sưng môi có thể là tình trạng cấp hoặc mãn tính. Sưng môi cấp tính có thể do dị ứng, phù mạch, thuốc. Sưng môi mãn tính có thể do viêm môi u hạt, bệnh Crohn hoặc Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal...
Môi bị sưng là do tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc sự tích tụ chất lỏng dưới da môi. Nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi, từ các tình trạng da nhẹ đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bài viết sau đây có thể giúp bạn hình dung một số nguyên nhân, các triệu chứng bổ sung và khi nào bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.
Sưng môi tự phát (tức là không do ung thư) thường không đau. Có thể có hoặc không kèm theo ngứa. Viêm môi đôi khi gây sưng môi, người bệnh thường cảm thấy đau.
Bản thân sưng môi không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sưng môi do phù mạch, kèm theo sưng ở hầu họng và/hoặc đường hô hấp dưới có thể gây tử vong.
Sưng môi có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Sưng môi cấp tính
Một số trường hợp sưng môi cấp tính là:
Phản ứng dị ứng (ví dụ: Với thực phẩm, thuốc, son môi, chất kích ứng trong không khí, niken).
Các yếu tố môi trường (ví dụ: Thời tiết lạnh và khô, cháy nắng).
Phù mạch di truyền.
Nguyên nhân do tác dụng không mong muốn của thuốc (không phải dị ứng). Ví dụ: Thuốc tim mạch nhóm ức chế chuyển hóa angiotensin, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, một số loại thuốc tiêu sợi huyết).
Sưng môi mãn tính
Một số trường hợp sưng môi mãn tính là:
Chứng to (thường có các đặc điểm trên khuôn mặt thô và/hoặc lưỡi to ra).
Suy giáp (thường có bọng mặt và/hoặc lưỡi to).
Nguyên nhân hiếm gặp của sưng môi mãn tính bao gồm tiếp xúc liên tục với chất gây dị ứng không nghi ngờ, u hạt viêm môi và bệnh Crohn.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu toàn thân. Sau đây là một số nguyên nhân gây sưng môi:
Phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nặng xảy ra đột ngột có thể gây sưng môi và có thể gây tử vong. Bất kỳ loại dị ứng nào cũng có thể gây ra sốc phản vệ, nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc hơn nửa giờ sau khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Đôi khi nó được gọi là sốc phản vệ vì nó khiến hệ thống miễn dịch của bạn tràn ngập cơ thể với các hóa chất có thể khiến bạn bị sốc.
Các triệu chứng khác của sốc phản vệ bao gồm:
Huyết áp thấp.
Thắt chặt đường thở.
Sưng lưỡi và cổ họng.
Ngất xỉu.
Mạch yếu và nhanh.
Dị ứng là phản ứng của cơ thể bạn với một số chất. Khi bạn phơi nhiễm với tác nhân mà bạn bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamine. Sự phóng thích histamine có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng thường gặp, chẳng hạn như hắt hơi, ngứa da và viêm. Tình trạng viêm này có thể làm môi bạn bị sưng. Sau đây là một số loại dị ứng đều có thể khiến môi bạn bị sưng tấy:
Dị ứng môi trường.
Dị ứng thực phẩm.
Côn trùng cắn hoặc đốt.
Dị ứng thuốc.
Theo ACAAI (American College of Allergy, Asthma and Immunology), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng thuốc là kháng sinh penicillin, gây dị ứng cho khoảng 10 phần trăm người bệnh. Các thuốc khác cũng có thể là tác nhân gây dị ứng như các loại kháng sinh khác (cephalosporin, quinolon…), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống co giật. Một số bệnh nhân đang điều trị ung thư cũng dị ứng với các loại thuốc hóa trị.
Phù mạch
Đây là một tình trạng ngắn hạn gây sưng tấy sâu dưới da của bạn. Nó có thể được gây ra bởi dị ứng, phản ứng không dị ứng với thuốc hoặc do di truyền. Sự sưng tấy có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng nó phổ biến nhất ở môi hoặc mắt. Các triệu chứng phù mạch thường kéo dài trong 1 đến 2 ngày.
Chấn thương
Các chấn thương trên mặt, đặc biệt là xung quanh vùng miệng hoặc hàm, có thể gây sưng môi.
Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng quá mẫn chậm có thể khiến bạn bị sưng môi nhưng không gây đau.
Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là rối loạn thần kinh hiếm gặp, có thể gây sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nó liên quan đến các cặp sinh đôi và có tính gia đình.
https://www.healthline.com/health/swollen-lips#_noHeaderPrefixedContent
https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/lip-and-tongue-disorders/lip-swelling
Đối với triệu chứng sưng môi do dị ứng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc loratadine, diphenhydramine và các loại thuốc kháng histamine khác để điều trị. Những loại thuốc này có thể làm giảm triệu chứng phù nề môi một cách hiệu quả và cải thiện tình trạng bệnh. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sỹ theo đơn thuốc đã kê, không tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà.
Xem thêm thông tin: Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của viêm môi dị ứng
Nếu các triệu chứng kéo dài từ 3 đến 4 ngày không cải thiện hoặc kèm theo các triệu chứng nặng như sốt, khó thở, sưng họng, khó nuốt,... ngoài tình trạng môi sưng tấy thì có thể là do bệnh lý, phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nếu môi bị sưng sau khi bị chấn thương vật lý, trước tiên bạn có thể chườm lạnh, tiếp theo chườm nóng để thúc đẩy giảm sưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc kháng viêm và kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
Xem thêm thông tin: Bị sưng môi nên chườm nóng hay lạnh?
Khi môi bị sưng, bạn nên chọn những thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu và không chứa chất bảo quản, vì nó có thể là chất gây dị ứng, đồng thời nên tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc các thành phần gây kích ứng khác để tránh tình trạng nặng thêm.
Sưng môi đột ngột có thể do dị ứng, chấn thương, côn trùng cắn, viêm nha chu cấp tính của răng cửa trên, thiếu vitamin,...
Hỏi đáp (0 bình luận)