Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, chấn thương đầu, bệnh đột ngụy, nghiện rượu, u não,… Những bệnh này thường xuất hiện ở người già, người cao tuổi. Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ cần được chăm sóc và người chăm sóc đòi hỏi phải thật kiên nhẫn.
Người bị sa sút trí tuệ thường không chịu uống thuốc, hoặc họ sẽ nói đã uống thuốc rồi, chính vì vậy bạn có thể:
Người bị mắc bệnh họ thường không nhớ mình đã ăn hay chưa, vì thế người bệnh thường xuống bếp để tìm, nấu thức ăn. Để an toàn cho người bệnh, bạn phải khóa cẩn thận những vật dụng sắt bén, cháy nổ, không cho người mất trí có khả năng sử dụng chúng, sẽ dễ bị thương và nguy hiểm.
Hãy cho thức ăn sẵn trên bàn ăn, và gắp sẵn vào chén cho người bị sa sút trí tuệ. Có nhiều món trên bàn ăn sẽ làm người bệnh không biết chọn món nào. Đôi khi người bệnh chỉ ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy hãy chọn những món ăn tốt cho sức khỏe và để vào chén người bệnh.
Đến bữa ăn, người bệnh đôi lúc không chịu ngồi yên một chỗ để ăn, họ chỉ muốn cầm một chén thức ăn và đi ra chỗ khác, lúc này bạn phải thường xuyên để ý thức ăn trên chén của người bệnh, nhanh chóng bổ sung thêm thức ăn để người bệnh ăn được nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên bổ sung thêm những trái cây, sữa, thực phẩm cho người già,… vào những giờ trưa.
Đối với người bị sa sút trí tuệ có thể tự tắm: bạn phải chuẩn bị quần áo và pha nước sẽ cho họ, nếu không họ sẽ không chịu tắm, hoặc sẽ mặc lại quần áo cũ.
Đối với người bị sa sút trí tuệ không thể tự tắm: bạn là người trực tiếp tắm cho họ, vì họ không còn khả năng tự vệ sinh cá nhân cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn phải dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn cầu để tránh bị té ngã.
Do người bệnh đang gặp phải vấn đề trí nhớ, thường xuyên quên, họ muốn đi đâu là sẽ đi ngay vì nghĩ bản thân còn minh mẫn, nhưng khi đi một lúc họ lại quên mất là mình muốn đi đâu và không biết đang ở đâu, phải làm gì, liên hệ cho ai để về nhà,… Vậy nên, bạn phải đeo trên tay người bệnh một vòng tay chứa thông tin người nhà như: tên, số điện thoại, địa chỉ nhà. Nếu hàng xóm, người lạ bắt gặp vẫn có thể giúp đỡ.
Nhưng việc tốt nhất để tránh người bệnh đi lạc là có một người ở cạnh để chăm sóc và trò chuyện với họ, có thể cùng họ đi tản bộ. Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên và tiếp xúc với xã hội cũng sẽ giúp cải thiện phần nào trí nhớ của người sa sút trí tuệ.
Ngôi nhà chính là nơi chứa nhiều kỉ niệm nhất với người bệnh, khi mắc bệnh họ sẽ quên đi những gì đang xảy ra, họ chỉ nhớ những ký ức cũ, và không tiếp thu, ghi nhớ được tình hình hiện tại. Nếu bạn muốn tinh thần người bệnh thoải mái, vui vẻ thì hãy gợi những chuyện cũ và cùng người bệnh ngồi tâm sự, kể chuyện sẽ giúp họ vui hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể ngồi cạnh và chỉ họ những cái mới, kể cho họ những câu chuyện mới về người thân trong gia đình, để họ cảm thấy bản thân không còn là người bệnh, không còn là người vô dụng, quên trước quên sau.
Không dễ dàng để bạn chăm sóc một người bệnh sa sút trí tuệ. Việc này đòi hỏi kiên nhẫn, sự cảm thông và tình cảm mà bạn dành cho họ. Có như vậy sự chăm sóc mới thật sự tận tâm và chu đáo. Để chăm sóc người bệnh tốt hơn, bạn nên lưu ý một số điểm như:
Trên đây chính là một số cách chăm sóc người bị sa sút trí tuệ được dựa trên các hành vi của người bệnh, nhằm giúp người thân của bệnh nhân có thể hiểu rõ và chăm sóc cho người bị sa sút trí tuệ được tốt hơn.
Chân Chân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...