Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn bạn cần biết

Ngày 20/10/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hầu hết các trường hợp trẻ bị rốn lồi sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 đến 2 tuổi, khi cơ thành bụng phát triển lớn hơn và đóng kín lỗ hổng và tình trạng thoát vị rốn sẽ mất đi. Tuy nhiên trong thời gian này mẹ cũng nên áp dụng những phương pháp để bảo vệ thành rốn của trẻ.

Thoát vị rốn là một khối u không đau ở trong hoặc gần rốn, xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực trong ổ bụng của trẻ sơ sinh trong quá trình thoát ra khỏi bụng mẹ. Hầu hết trẻ sinh non thường bị thoát bị rốn và sẽ tự khỏi khi trẻ lên 1 hoặc 2 tuổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn nhé.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn 1Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn bạn cần biết

Vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ

Mẹ phải chú ý vệ sinh vùng rốn của trẻ, tránh để bị nhiễm trùng bằng cách dùng tăm bông hoặc miếng bông sạch tẩm dung dịch vệ sinh rốn và lau nhẹ nhàng từ trước ra sau gốc rốn rồi đến vùng ngoài da xung quanh rốn theo một chiều, không nên lau đi lau lại.

Sau khi tắm xong thì chỉ cần làm khô vùng rốn bằng cách sử dụng gạc sạch thấm khô sau đó hãy mặc quần áo cho trẻ. Lúc này mẹ không nên sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại thuốc nào bôi vào rốn của trẻ.

Massage rốn cho trẻ và hạn chế những hoạt động gây lồi rốn

Hàng ngày massage nhẹ nhàng thành bụng của bé, không được quấn bụng con quá chặt vì dễ gây bí bách, nhiễm trùng, hăm ngứa, khó chịu cho bé mà chỉ nên mặc quần áo sạch sẽ để che rốn của trẻ.

Hạn chế không để trẻ hoạt động quá mức, cười quá nhiều hoặc khóc quá to vì dễ làm tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần. Vào ban đêm mẹ cũng nên chuẩn bị sữa đầy đủ để khi trẻ đói có thể bú ngay, tránh trẻ khóc nhiều và khóc to.

Mẹ bổ sung dinh dưỡng đúng cách

Mẹ nên ăn nhiều các loại rau củ quả có hàm lượng chất xơ cao, uống nhiều nước đặc biệt là những loại nước trái cây mát và thanh lọc cơ thể để làm mát nguồn sữa, trẻ bú vào cũng không bị khó tiêu, đi vệ sinh dễ dường dàng hơn, không cần rặn nhiều khi đi nặng để tránh ảnh hưởng đến phần rốn. Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, hải sản tươi sống hoặc các loại bắp cải sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh bụng, khó tiêu.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn 2Không được áp dụng những mẹo dân gian để chữa trị thoát vị rốn của trẻ

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên tự ý áp dụng những biện pháp chữa trị thoát vị rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Vào những thời điểm bình thường thì thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được các cơ thành bụng bịt kín lại và sẽ khó nhận biết. Tuy nhiên khi trẻ khóc thì lúc này rốn sẽ nhô ra, đặc biệt nó có thể to hơn khi cười, ho, đi vệ sinh và xẹp lại khi trẻ trở lại trạng thái ổn định hoặc nằm xuống. Các bác sĩ có thể làm xẹp phần rốn này trong một thời gian nhưng chúng ta không nên làm thế tại nhà.

Hiện nay có nhiều mẹo dân gian dùng để chữa trị thoát vị rốn của trẻ, được nhiều người tin nhất là cách dùng 1 đồng xu hình tròn gói trong miếng khăn xô nhỏ rồi đặt lên rốn của b, đặt lên vùng rốn lồi và quấn lại, thỉnh thoảng dùng ngón tay ấn nhẹ vào đồng xu để làm xẹp vùng rốn này. Nhiều người tin rằng nếu thực hiện liên tục việc này trong vòng 1-3 tháng sẽ giúp cải thiện tình trạng rốn lồi của trẻ.

Tuy nhiên đây chỉ là mẹo dân gian truyền miệng và các chuyên gia y tế cho biết rằng việc đè nén lên vùng rốn để nó xẹp đi không có tác dụng vì khi trẻ nằm ngửa thì cơ bụng sẽ tự giấu đi phần thoát vị này, chèn ép bằng đồng xu hay băng dính chẳng những khiến bé khó thở mà còn có nguy cơ nhiễm trùng, ngăn cản dòng máu tới nuôi tổ chức bên trong khối thoát vị khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Những trường hợp thoát vị rốn cần can thiệp y khoa

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn 3Bạn cần chú ý các dấu hiệu thoát vị rốn cần can thiệp y khoa kịp thời cho trẻ​

Thông thường khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe hơn và có thể đóng kín lỗ hổng thành bụng, thoát vị sẽ tự mất đi, lỗ rốn sẽ đóng lại hoàn toàn trước khi trẻ được 1 tuổi và không cần điều trị, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta cần xử lý phẫu thuật mới có thể chữa lành thoát vị rốn cho trẻ như:

  • Khối thoát vị rất lớn và gây đau đớn cho bé và tình trạng thoát vị không mất đi khi trẻ đã qua 3 tuổi.
  • Vùng da xung quanh rốn bị sưng, tấy đỏ, xuất hiện dịch và mủ, đây là trình trạng do rốn bị nhiễm trùng hoặc mẹ không chăm sóc đúng cách. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chữa bệnh.
  • Phần thoái vị rốn có đường kính lớn hơn 1,5 cm và căng phồng to, bụng to tròn hơn bình thường, da quanh khối thoát vị sưng nề và đỏ khiến trẻ bị tắc ruột, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được và ngày càng có dấu hiệu trầm trọng hơn.
  • Rốn lồi bị nghẹt và không có máu cung cấp đến, sờ vào cảm giác cứng chắc và khiến bé bị bị đau kèm theo đau bụng và nôn, cho trẻ nằm ngửa khối thoát vị không mất.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:thoát vị rốn