Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao mẹ bị lồi rốn khi mang thai?

Ngày 13/10/2020
Kích thước chữ

Phụ nữ khi mang thai sẽ thấy cơ thể mình thay đổi theo từng tháng. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, một trong những điểm đặc biệt dễ thấy ở các mẹ bầu chính là phần rốn nhô lên so với bình thường. Khi rốn là vết sẹo ở trên bụng nhô ra bên ngoài, nổi lên mặt của làn da được gọi là rốn lồi.

Các mẹ bầu chắc sẽ rất hoang mang và lo lắng khi thấy chiếc rốn nhô lên cao như nấm trên bụng mình. Liệu lồi rốn có ảnh hưởng gì cho thai nhi và tại sao các mẹ khi mang thai thường bị lồi rốn, hãy cùng khám phá những điều thú vị này thông qua bài viết sau.

Tại sao lại có hiện tượng lồi rốn ở phụ nữ mang thai?

Vì sao mẹ bị lồi rốn khi mang thai 1Vì sao mẹ bị lồi rốn khi mang thai?

Hiện tượng lồi rốn ở các mẹ bầu được các bác sĩ khoa sản giải thích rằng: với việc mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua một loạt những thay đổi từ ngoại hình đến tâm sinh lý. Mẹ bầu sẽ nhận thấy cơ thể mình càng ngày càng nặng nề khi thai ngày một lớn. Trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể và tử cung cũng mở rộng khi em bé ngày một lớn lên. Và cơ thể mẹ khi mang thai cũng tích trữ một lượng chất lỏng đáng kể.

Vì vậy kích thước tử cung phải ngày một càng to hơn để đáp ứng sự phát triển của thai nhi nên đã gây sức ép lên lỗ rốn. Khi thai nhi ở trong bụng càng lớn thì rốn lồi lên càng nhiều, tình trạng rốn này cũng khá tương tự với thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng lồi rốn khi mang thai không xuất hiện ở tất cả các mẹ bầu. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng về nó.

Duy chỉ có điều là khi rốn lồi lên mẹ bầu sẽ cảm thấy bất tiện và có phần hơi khó chịu khi phần rốn lồi lên cọ sát vào quần áo, có thể gây ngứa ngáy. Trong hoàn cảnh này, mẹ bầu nên xoa nhẹ hoặc bôi 1 chút kem dưỡng làm mềm da để bớt ngứa, rát. Chú ý là luôn luôn vệ sinh rốn sạch sẽ.

Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, lồi rốn là vô hại cũng như không thể tránh được cho dù trước khi mang thai mẹ có rốn lõm hay rốn lồi. Lồi rốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào kích thước của thai nhi, hoặc mẹ bầu đang mang mấy em bé trong bụng và cả vị trí tử cung trong cơ thể.

 Thông thường đến khoảng tháng thứ 3 mẹ bầu sẽ phát hiện ra hiện tượng lồi rốn. Vì cũng tùy thuộc vào độ sâu hay nông của rốn các mẹ bầu để quyết định việc rốn lồi sớm hay muộn. Nếu rốn của mẹ bầu nào sâu thì đến tháng thứ 5, 6 mới phát hiện hiện tượng lồi rốn này. Các mẹ bầu đừng quá băng khoăn nhé.

Vì sao mẹ bị lồi rốn khi mang thai 2Rốn lồi sẽ biến mất khoảng từ 2 đến 3 tháng sau sinh

Sau khi sinh xong các mẹ sẽ thấy vùng da quanh rốn lỏng lẻo hơn nên rốn sẽ không thể xẹp xuống ngay được, khoảng từ 2 đến 3 tháng sau sinh rốn mới có thể trở lại vị trí ban đầu. Sẽ có một số trường hợp hiếm, rốn của mẹ bầu vẫn có thể không về hoàn toàn như trước lúc mang thai.

Chăm sóc vùng rốn lồi và da bụng cho phụ nữ mang thai

Lồi rốn thường có thể khiến mẹ dễ tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn nhiều hơn. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ lớn lên thì rốn cũng sẽ lồi ra ngoài nhiều hơn. Lúc này việc chăm sóc rốn cũng như vùng da bụng sao cho luôn sạch sẽ, da bụng luôn mềm mại là điều vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Chính vì vậy hãy chăm sóc vùng rốn lồi và vùng da bụng theo những gợi ý dưới đây:

Vệ sinh vùng rốn đúng cách

Các mẹ bầu cần vệ sinh cơ thể hằng ngày thật sạch sẽ và mang những bộ trang phục, áo quần rộng rãi, thoáng mát. Tránh để cơ thể đổ mồ hôi nhiều hay đọng mồ hôi ở vùng rốn sẽ khiến cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.

Các chất bẩn có trong rốn có vai trò quan trọng nhưng nếu thất bẩn quá mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Tuyệt đối không được dùng vật nhọn hoặc móng tay móc, kéo chất bẩn ra khỏi rốn, việc này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Sử dụng các loại sữa tắm phù hợp với những mẹ có làn da mẫn cảm, ưu tiên các sản phẩm cung cấp đủ độ ẩm cho da. Đặc biệt các mẹ bầu không được gãi mạnh, cào xướt da vùng rốn.

Dưỡng da thường xuyên

Vì sao mẹ bị lồi rốn khi mang thai 3Dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm có thể giảm tình trạng ngứa do rốn lồi

Mẹ bầu cũng đừng quên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước cũng như hãy chăm sóc da bụng và da cơ thể trước khi đi ngủ. Hãy chú ý dùng gấp đôi lượng kem dưỡng hay dầu dưỡng ở những khu vực da bị căng và ngứa nhiều cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để làn da luôn mịn, đẹp trong thời kỳ mang thai và tránh tình trạng rạn da.

Đến ngay bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường ở rốn

Những dấu hiệu nguy hiểm ở rốn khi phụ nữ mang thai: Rốn biến màu, các mẹ cũng nên tìm các bác sĩ tư vấn nếu thấy vùng quanh lỗ rốn bị biến màu. Có thể biến chứng của thoát vị lỗ rốn cũng sẽ tăng trong các trường hợp đa thai, nếu muốn sinh đôi hoặc nhiều hơn, nguy cơ thoát vị của các mẹ cũng sẽ cao hơn. Và đau quanh rốn, nếu tình trạng này đi kèm với triệu chứng nôn, mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:thoát vị rốn