Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh sau khi chào đời được tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoàn toàn khác so với khi còn trong bụng mẹ. Thời tiết nóng lạnh, tiếng ồn khác nhau,… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo lắng, quấy khóc. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ tốt hơn, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời đúng cách.
Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ rất bối rối về vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho đúng cách. Vì có quá nhiều thứ để học và thay đổi. Các mẹ hãy đọc bài viết sau để biết thêm về nhu cầu của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng đúng cách.
Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi là thời điểm trẻ sơ sinh nhạy cảm nhất với môi trường xung quanh. Những ngày đầu tiên, đặc biệt 7 ngày đầu sau sinh là thời gian giúp trẻ làm quen với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ sơ sinh không được chăm sóc đúng cách thì khả năng trẻ sơ sinh tử vong là rất cao. Nội dung bên dưới sẽ giúp các mẹ nắm được những kỹ năng chăm sóc khi lần đầu làm mẹ.
Hệ cơ xương của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, vì vậy mẹ hãy bế trẻ sơ sinh hết sức cẩn thận.
Khi mới sinh, cơ thể và dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên mỗi lần chỉ có thể chứa được từ 30 - 90ml sữa. Trong vòng 24 giờ sau khi trẻ chào đời, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ cách nhau khoảng 2 giờ mỗi lần. Có thể thay đổi thời gian bú tùy theo tình trạng của bé. Ngoài ra, hãy chú ý đến các dấu hiệu khi em bé đói, chẳng hạn như quấy khóc, mút tay, tìm ti mẹ,... Không nên để trẻ nằm và bú vì dễ bị sặc và ọc sữa ra ngoài. Sau khi cho bé bú sữa xong, mẹ đặt bé lên tay, tựa vào vai mẹ, đỡ mông và vỗ lưng cho bé cho đến khi trẻ ợ hơi. Các mẹ cũng không phải lo lắng nếu trẻ bị nấc cụt trong 24 giờ đầu vì đây là hiện tượng bình thường, lúc này chỉ cần cho trẻ uống nước để hết nấc.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách cho con bú đúng nhất
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ đừng bao giờ lơ là việc vệ sinh cơ thể và vùng rốn cho trẻ thật sạch sẽ. Chăm sóc rốn và tắm cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:
Rốn thường không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng sơ sinh. Ba mẹ nên vệ sinh, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Sau đó bạn thấm khô bằng băng gạc hoặc tăm bông. Sau khi vệ sinh rốn không nên bôi bất cứ thứ gì lên rốn và để hở rốn cho nhanh khô và dễ rụng.
Khi tắm cho bé, ba mẹ cần chuẩn bị quần áo, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi và tăm bông. Sau khi tắm xong, bé cần lau khô người, giữ ấm để tránh bị cảm lạnh. Ba mẹ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh và tắm kỹ những vùng da có nếp nhăn như cổ, nách, bẹn, bộ phận sinh dục. Sau đó lau khô người, mũi, tai và đầu của trẻ, mặc quần áo sạch sẽ. Ba mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày, nhất là vào những ngày quá lạnh.
Khi được sinh ra, trẻ rời khỏi cơ thể mẹ và học cách thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ phải giữ ấm cơ thể cho trẻ, đội mũ và quấn khăn cho trẻ. Tuy nhiên chỉ nên đội mũ khi trời lạnh hoặc ra ngoài. Nếu trẻ ở trong nhà hoặc nơi kín gió, hãy để đầu trẻ thoáng mát. Vì cơ thể trẻ còn có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu đội mũ quá nhiều có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ra nhiều mồ hôi.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải đó là quấn tã quá chặt. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hành động này có thể làm lệch khớp háng của bé, không chỉ vậy quấn tã quá chật khiến cơ thể bé bị bí bách và nóng. Ba mẹ nên lưu ý rằng da của bé trong giai đoạn này rất nhạy cảm, khi mua mũ và tã cho bé, mẹ nên chọn loại vải mềm, nhẹ nhàng và thấm hút mồ hôi. Mẹ nên sử dụng nước xả vải dành cho em bé sau mỗi lần giặt để vải mềm mại và thoáng khí hơn.
Song song với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh kể trên, mẹ nên kết hợp đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nhiệt độ bình thường của trẻ là 36.5 - 37 độ C. Nếu thân nhiệt của trẻ là 37.5 độ C thì cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không đắp chăn cho trẻ. Ngoài ra, mẹ nên tăng lượng sữa cho trẻ bú để hạ nhiệt độ cho trẻ. Còn nếu thân nhiệt của trẻ trên 38 độ C, hãy chườm mát cho trẻ ở hai bên nách, bẹn, trán. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị.
Ở trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi thường có một số biểu hiện như đi ngoài phân su, phân thường có màu xanh đen, không mùi hoặc đặc quánh,... Tuy nhiên, nếu hơn 2 ngày trẻ không đi vệ sinh hoặc có các triệu chứng bất thường như vàng da, sặc khi bú, tím tái, khó thở, quấy khóc nhiều, cứng hàm, lừ đừ, ba mẹ cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Trong một số trường hợp trên đầu bé xuất hiện bướu huyết thanh, ba mẹ không nên chọc vỡ, để tránh nhiễm trùng nguy hiểm, trường hợp này chỉ cần theo dõi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số trẻ có thể nhẹ cân hoặc sinh non, nhưng nếu trẻ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, trẻ có thể được xuất viện sau một vài ngày. Đưa em bé về nhà cần được chăm sóc và giám sát cẩn thận. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Nếu việc mang nặng đẻ đau là một điều khó khăn, thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh còn khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người mới làm mẹ. Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã có thể giúp ích cho các bà mẹ trong việc nuôi dưỡng và hiểu tâm lý của trẻ dễ dàng hơn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp