Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá trình rụng rốn diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, sức khỏe lẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Mẹ bỉm cần biết rằng, việc chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh cũng như những ngày đầu sau sinh sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn ở trẻ.
Chúng ta đều biết, rốn là nơi chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ người mẹ sang bào thai, giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển. Sau khi bé vừa chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn còn lại cuống rốn. Cuống rốn này thông thường cũng sẽ rụng vào khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày sau sinh. Đây là phần “thịt chết”, nếu mẹ bỉm không biết cách vệ sinh rốn, cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn.
Ngay sau sinh, rốn ngừng đập, bác sĩ sẽ thực hiện cắt rốn bé bằng kẹp và kéo vô khuẩn. Sau đó, người lớn hằng ngày tắm trẻ sơ sinh với nước ấm cùng xà phòng dành riêng cho bé, dùng khăn/gạc mềm, sạch nhẹ nhàng lau khô cuống rốn và để thông thoáng cho tới khi rốn rụng.
Nếu phát hiện rốn bị bẩn do dính phân/nước tiểu, bạn hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn, rồi dùng vải mềm hoặc gạc để vệ sinh lại. Quá trình vệ sinh này phải được thực hiện nhẹ nhàng, tránh tổn thương cho cơ thể bé.
Vệ sinh vùng rốn
Sau khi trẻ chào đời, dây rốn được kẹp lại nhằm giữ vệ sinh cho cuống rốn. Trường hợp phát hiện kẹp rốn bị hở hoặc rơi ra, bạn cần thực hiện việc vệ sinh khu vực rốn bé tối thiểu 1 lần/ngày. Nếu không biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng gì, bạn hãy nhớ dùng nước muối sinh lý nhé. Khi vệ sinh xong, bạn dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng rốn của bé.
Cẩn thận khi tắm
Nhiều người quan niệm trẻ sơ sinh những ngày đầu không nên tắm mà chỉ lau người đến khi nào rốn rụng. Suy nghĩ này là không chính xác, bạn vẫn có thể tắm bé bình thường, không gây hại gì, chỉ cần bạn chú ý giữ không để nước làm ướt cuống rốn mà khô. Nếu cuống rốn bị ướt nước, hãy nhanh chóng dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, khi cuống rốn của bé bị bẩn khi bé đi tiêu/tiểu, bạn dùng nước sạch để vệ sinh bước đầu, sau đó vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô.
Cẩn thận khi mặc quần áo
Việc mặc đồ, cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh đều có thể gây ảnh hưởng đến cuống rốn bé nếu bạn không chú ý trong thực hiện, ngăn không để cuống rốn được thông thoáng.
Hãy quấn tã cho trẻ sơ sinh phía dưới rốn để giữ cho cuống rốn khô. Vùng rốn hở càng nhiều sẽ càng tốt, không khí sẽ làm cho cuống rốn nhanh khô hơn.
Để cuống rốn rụng tự nhiên
Thời gian rụng rốn ở mỗi trẻ là khác nhau nên nếu con bạn chậm rụng rốn cũng không đừng quá lo lắng. Hãy để cuống rốn rụng tự nhiên, tránh dùng các biện pháp tác động, thúc đẩy thời gian rụng rốn nếu cuống rốn của bé không có dấu hiệu gì bất thường. Nó chỉ diễn ra chậm hơn một chút mà thôi.
Còn trường hợp bạn phát hiện vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường, chẳng hạn chảy máu, chảy nước vàng,... hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn xử lý.
Sau khi cuống rốn rụng, lỗ rốn của một số trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Đây là điều hoàn toàn bình thường, trong vòng hai tuần lỗ rốn sẽ lành lại.
Tã phải được gấp dưới rốn
Bạn không dùng gạc thường/tã để băng rốn cho trẻ vì các sản phẩm nếu không được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn. Các dụng cụ chuyên dùng băng rốn cho trẻ sơ sinh có bán tại các hiệu thuốc, bạn hãy dùng chúng để đảm bảo an toàn cho vùng rốn trẻ.
Bên cạnh đó, không sờ vào cuống rốn, không bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.
Thông thường, các dây rốn thường tự tách ra trong vòng 1 - 2 tuần. Mẹ bỉm có thể nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn.
Nhiều trường hợp mẹ sẽ thấy có lượng nhỏ máu tối màu chảy ra. Đừng lo lắng nhé vì đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như việc chảy máu kéo dài trên hai tuần thì bạn nhất định phải xin tư vấn từ bác sĩ.
Cuống rốn sau rụng bạn có thể giữ làm kỉ niệm hoặc vứt bỏ. Nhiều người muốn giữ cuống rốn làm vật lưu niệm bằng cách làm vòng đeo tay lấp lánh từ dây rốn rụng hoặc giữ trong một gói màu đỏ để làm kỉ niệm hoặc như là vật may mắn.
Thông tin bên trên đã cung cấp cho bạn biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sao cho vệ sinh, an toàn, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc nhiễm trùng cuống rốn rất dễ xảy ra. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh có những triệu chứng sau đây, khả năng cao là bé đã bị nhiễm trùng, cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện:
Trong giai đoạn từ 0 - 1 tháng tuổi, bé rất dễ bị tổn thương vì cơ thể, làn da, hệ miễn dịch, sức đề kháng đều còn rất non nớt. Đây cũng là giai đoạn vàng thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc để phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, người lớn cần theo dõi, quan sát mọi dấu hiệu cơ thể, sức khỏe để bảo vệ bé được tốt nhất:
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh nói dễ cũng dễ mà khó cũng khó. Vì nếu bạn không chăm sóc đúng cách sẽ khiến bé bị nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được thăm khám và điều trị sớm.
Một số điều sau đây bạn cũng cần lưu ý trong những ngày đầu tiên bé chào đời:
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.