Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuy thuốc hạ sốt là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Thuốc hạ sốt là gì?
Thuốc hạ sốt là một loại thuốc đặc trị được chỉ định khi cơ thể có dấu hiệu tăng nhiệt độ cao hơn 38 độ C. Thuốc hạ sốt sẽ giúp làm dứt cơn sốt, tránh nguy cơ xảy ra các tình trạng xấu như co giật, cứng hàm, tím tái,…
Mặc dù đây là loại thuốc tương đối an toàn và dễ sử dụng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng nhưng các bậc phụ huynh vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng cho trẻ em. Theo đó, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng bé mà bố mẹ đưa ra liều lượng sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài quy tắc an toàn trong việc chọn thuốc cũng như thông tin về việc khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
Thuốc uống là thuốc được đưa vào cơ thể qua đường miệng, dành cho những bé khi sốt không có hiện tượng buồn nôn. Khi cho bé uống thuốc, bố mẹ cần lưu ý:
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Chọn loại thuốc không quá khó uống và không có tác dụng phụ không mong muốn.
– Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.
– Lưu ý quan trọng là cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách. Bố mẹ cần theo dõi cơn sốt, nếu cơn sốt chưa hạ hoặc tái sốt thì các lần uống thuốc phải cách nhau tối thiểu 4 tiếng, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.
– Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng:
Đối với thuốc đặt hậu môn:
Trường hợp trẻ bị sốt li bì, nôn ói nhiều và không thể uống thuốc, cha mẹ có thể cho trẻ dùng viên đạn nhét hậu môn. Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý liều lượng tuy định và làm đúng theo hướng dẫn để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Cần nhớ rằng thuốc đặt hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống khoảng 15 – 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu mất nhiều thời gian hơn. Vì thế, cha mẹ không nên có tâm lý nóng vội, cho trẻ uống thêm thuốc sẽ dẫn đến sốc thuốc, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phương Linh
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.