Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do Nấm Candida albicans phát triển quá mức tại vùng niêm mạc miệng. Bệnh không quá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ tuy nhiên rất dễ tái phát, tuy nhiên nếu bệnh nấm miệng dai dẳng sẽ làm cho bé bỏ bú và quấy khóc, ảnh hưởng sự phát triển thể trạng bé sau này.
Nấm Candida albicans được cho là nguyên nhân gây ra nấm miệng ở lứa tuổi sơ sinh. Bệnh thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ đồng thời cũng ít lây lan ra các bộ phận khác nếu phát hiện và điều trị sớm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để nấm miệng tái phát và kéo dài đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, bệnh có thể làm trẻ khó chịu và quấy khóc. Không những thế, nấm miệng ở trẻ sơ sinh còn do nhiều yếu tố thuận lợi khác gây ra. Do khoang miệng của trẻ sơ sinh rất dễ đóng lại những cặn sữa sau khi bú. Nếu miệng trẻ liên tục không được vệ sinh thường xuyên, bệnh nấm miệng rất dễ hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, khi trẻ ngậm ti giả, sử dụng vòng ngậm nướu hoặc bú bình… nguy cơ bị nhiễm vi nấm miệng cũng rất cao. Xin mời các mẹ cùng nhau tìm hiểu về cách chữa nấm miệng ở lứa tuổi sơ sinh qua bài viết này nhé!
Vào những giai đoạn đầu của bệnh, nấm miệng có thể không rõ những biểu hiện cũng như bất kỳ triệu chứng nào. Cho đến khi tình trạng nhiễm nấm trở nên tồi tệ hơn, các mẹ có thể quan sát trẻ có những triệu chứng sau:
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh đồng thời gây ra nhiều khó khăn khi bú, khiến bé khó chịu, bé không chịu bú và quấy khóc. Trong một số ít trường hợp, nấm miệng nặng có thể lan ra và ảnh hưởng đến thực quản với những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Bên cạnh đó, đối với những trẻ bú mẹ khi bị nấm miệng, bệnh có thể truyền sang vú mẹ với những biểu hiện sau:
Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm, nhiễm trùng nấm thậm chí có thể xâm nhập vào máu, lan sang tim, não, mắt và các bộ phận khác trên cơ thể - Bệnh candida xâm lấn hoặc hệ thống. Ở những trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu kém, bệnh nấm miệng rất dễ lây lan sang các nhiều cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn. Điển hình như nhiễm nấm candida toàn thân có thể gây sốc nhiễm trùng và đe dọa tính mạng trẻ.
Như đã nói trên, bệnh nấm miệng rất dễ tái phát dẫn đến dai dẳng. Do đó, các mẹ khi chăm sóc bé thấy những dấu hiệu cũng như triệu chứng trên nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị dứt điểm.
Khi phát hiện trẻ bị những mảng trắng nhỏ trong miệng, mẹ nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và nhanh chóng. Tại đây, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị đúng cách, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Thông thường, trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm sẽ được chỉ định thuốc Miconazole oral gel hoặc thuốc kháng nấm nystatin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm.
Những loại thuốc này thường được sử dụng để rơ miệng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, liều lượng cũng như tần suất sử dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và sự phát triển của nấm miệng ở mỗi trẻ. Do đó, các mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm nhanh chóng lấy lại sức khỏe bé yêu của mình.
Trong trường hợp một số trẻ gặp triệu chứng đi kèm như sốt, đau miệng… mẹ nên cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kê thêm một số loại thuốc khác đi kèm theo như paracetamol hoặc ibuprofen… dùng theo đúng độ tuổi cũng như liều lượng.
Đồng thời, các mẹ nên lưu ý rằng, những loại thuốc kháng sinh cũng là yếu tố nguy cơ gây ra nấm miệng cho trẻ sơ sinh. Do đó, trong trường hợp nấm miệng, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị mà còn đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh. Hơn thế nữa, bất cứ loại thuốc nào khi được chỉ định sử dụng cho trẻ cũng cần hết sức thận trọng và nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Mẹ không được nôn nóng, tự ý đổi liều lượng hoặc kế hoạch dùng thuốc nhằm tránh những tác dụng phụ không đáng có xảy ra với trẻ.
Trẻ sơ sinh có hệ miệng dịch chưa hoàn thiện, do đó bệnh cần phát hiện sớm và điều trị triệt để. Với mục đích điều trị nhanh chóng sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày và thậm chí đôi khi cần phải điều trị ở cả người mẹ nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Dưới đây là cách chăm sóc miệng trẻ sơ sinh khi bị nấm đúng cách các mẹ có thể tham khảo:
Bệnh nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Khi bệnh được can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ giúp trẻ sơ sinh tránh khỏi những nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn sau này.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.